Toán lớp 4 trang 15 - Bài 4: Biểu thức chứa chữ - SGK Kết nối tri thức>
Tính giá trị của biểu thức a) 125 : m với m = 5 Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Hoạt động Câu 1
Tính giá trị của biểu thức.
a) 125 : m với m = 5.
b) (b + 4) x 3 với b = 27.
Phương pháp giải:
Thay thay chữ bằng số đã cho ở đề bài rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) 125 : m = 125 : 5
= 25
b) (b + 4) x 3 = (27 + 4) x 3
= 31 x 3
= 93
Hoạt động Câu 2
Chu vi P của hình vuông có độ dài cạnh là a được tính theo công thức:
Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9 cm.
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào công thức P = a x 4 rồi tính.
Lời giải chi tiết:
Chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a = 5 cm là P = a x 4 = 5 x 4 = 20 (cm)
Chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a = 9 cm là P = a x 4 = 9 x 4 = 36 (cm)
Hoạt động Câu 3
Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau.
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc: Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
Nếu a = 2 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 2
= 35 + 10
= 45
Nếu a = 5 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 5
= 35 + 25
= 60
Nếu a = 7 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 7
= 35 + 35
= 70
Nếu a = 6 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 6
= 35 + 30
= 65
Luyện tập 1 Câu 1
Số?
Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
Hãy tính chu vi hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau:
Phương pháp giải:
Thay các số đo chiều dài, chiều rộng vào biểu thức P = (a + b) x 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
Nếu a = 10, b = 7 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (10 + 7) x 2 = 34 (cm)
Nếu a = 25, b = 16 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (25 + 16) x 2 = 82 (cm)
Nếu a = 34 , b = 28 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (34 + 28) x 2 = 124 (cm)
Ta điền như sau:
Luyện tập 1 Câu 2
a) Tính giá trị của biểu thức a + b x 2 với a = 8, b = 2.
b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27.
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức:
+ Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) Với a = 8, b = 2 thì a + b x 2 = 8 + 2 x 2
= 8 + 4
= 12
b) Với a = 15, b = 27 thì (a + b) : 2 = (15 + 27) : 2
= 42 : 2
= 21
Luyện tập 1 Câu 3
Quãng đường ABCD gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây.
Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:
a) m = 4 km, n = 7 km.
b) m = 5 km, n = 9 km.
Phương pháp giải:
- Độ dài quãng đường ABCD = m + 6 + n
- Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
Độ dài quãng đường ABCD bằng m + 6 + n
a) Với m = 4 km, n = 7 km thì độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)
b) Với m = 5 km, n = 9 km thì độ dài quãng đường AB là m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)
Luyện tập 1 Câu 4
a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2.
b) Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Phương pháp giải:
a) Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
b) Dựa vào câu a, xác định m để biểu thức thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Với m = 0 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4
Với m = 1 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 1) = 12 : 2 = 6
Với m = 2 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12
b) Ta có: 4 < 6 < 12. Vậy với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Luyện tập 2 Câu 1
Chu vi P của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
Tính chu vi hình tam giác, biết:
a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm.
b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm.
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Với a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm thì chu vi hình tam giác là
P = a + b + c = 62 + 75 + 81 = 218 (cm)
b) Với a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm thì chu vi hình tam giác là
P = a + b + c = 50 + 61 + 72 = 183 (dm)
Luyện tập 2 Câu 2
Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức:
+ Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện tính trong ngoặc trước.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
(A) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m – (n – p) = 9 – (6 – 4)
= 9 – 2
= 7
(B) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m x (n – p) = 9 x (6 – 4)
= 9 x 2
= 18
(C) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m x n – m x p = 9 x 6 – 9 x 4
= 54 – 36
= 18
(D) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m – n + p = 9 – 6 + 4
= 3 + 4
= 7
Vậy với m = 9, n = 6, p = 4 thì biểu thức (A) và (D) có giá trị bằng nhau; biểu thức (B) và (C) có giá trị bằng nhau.
- Toán lớp 4 trang 19 - Bài 5: Giải bài toán có ba bước tính - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 4 trang 21 - Bài 6: Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 4 trang 12 - Bài 3: Số chẵn, số lẻ - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 4 trang 9 - Bài 2: Ôn tập các phép tính trong phạm vi 100 000 - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 4 trang 6 - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 - SGK kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết: Bài 65. Tìm phân số của một số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 64. Phép chia phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 63. Phép nhân phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 61. Phép trừ phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 60. Phép cộng phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 65. Tìm phân số của một số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 64. Phép chia phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 63. Phép nhân phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 61. Phép trừ phân số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Bài 60. Phép cộng phân số - SGK Kết nối tri thức