Sự tích chị Hằng Nga>


Đọc truyện: Sự tích chị Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị một học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
Bài học rút ra
Lòng chung thủy:
-
Hằng Nga và Hậu Nghệ là một cặp vợ chồng hết sức yêu thương nhau. Khi Bồng Mông uy hiếp Hằng Nga để cướp thuốc trường sinh bất tử, Hằng Nga đã không hề nao núng mà chọn cách uống thuốc để bảo vệ mạng sống cho chồng.
-
Sau khi bay lên cung trăng, Hằng Nga vẫn luôn hướng về trái đất và mong ngóng được đoàn tụ với chồng. Hình ảnh Hằng Nga ôm thỏ ngọc trên cung trăng là biểu tượng cho lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ.
Sự dũng cảm:
-
Trước sự uy hiếp của Bồng Mông, Hằng Nga đã thể hiện sự dũng cảm phi thường khi quyết định uống thuốc trường sinh để bảo vệ bản thân và bảo vệ thuốc cho chồng.
-
Hành động dũng cảm của Hằng Nga đã giúp cô thoát khỏi nguy hiểm và trở thành tiên nữ trên cung trăng.
Đố vui qua truyện Sự tích chị Hằng Nga


- Sự tích ông Dầu bà Dầu - Truyện cổ tích
- Sự tích quả dưa hấu - Truyện cổ tích
- Sự tích hòn Vọng Phu - Truyện cổ tích
- Sự tích đầm Mực - Truyện cổ tích
- Sự tích bà chúa Ngọc - Truyện cổ tích
>> Xem thêm