Mị Châu - Trọng Thủy


Nghe audio
0:00
/
5:16
Download
Playback seep

Đọc truyện: MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ

Vua Thục đánh chiếm Văn Lang, hợp nhất hai nước, đặt tên là Âu Lạc, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô, xây thành ở Phong Khê. Nhưng thành ở Phong Khê vừa xây xong thì lại đổ xuống. Xây ba lần, đổ ba lần.

Biết quỷ thần không phù trợ, An Dương Vương kinh hãi lập đàn làm chay mấy tháng liền. Một hôm, bỗng có một cụ già từ phương đông đi lại, báo tin cho Vua biết sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp. Quả nhiên, hôm sau, vua thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước. Rùa tự xưng là sứ Thanh Giang và nói với nhà vua rằng:

– Đất Phong Khê vốn có nhiều yêu tinh. Chính bọn yêu tinh quấy nhiễu.

Nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương trừ được yêu tinh, xây xong thành. Thành cao dài hơn nghìn trượng, hình tròn ốc, vì thế gọi Loa Thành.

Làm tròn sứ mệnh, thần Kim Quy từ giã An Dương Vương ra về. Vu đưa ra cổng thành, tỏ lời cảm tạ, nói:

– Nhờ thần phù trợ, thành đã xây xong; nhưng làm thế nào chống giữ quân địch?

Thần Kim Quy rút một cái móng chân đưa cho vua và bảo dùng làm lẫy nỏ:

– Với lẫy nỏ này, vua sẽ trở thành vô địch.

Nói rồi, xuống sông, biến mất.

Lúc bây giờ, ở Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng làm bá chủ thiên hạ. Y đưa quân sang Âu Lạc, nhưng đánh đến Loa Thành thì lại phải rút quân về.

Ba năm sau, Tần Thủy Hoàng sai tướng là Triệu Đà sang xâm chiếm đất An Dương Vương lần nữa. Quân thủy, bộ đông như kiến.

An Dương Vương ra nghênh chiến. Chiếc nỏ thần bắn ba phát tiêu diệt hàng ngàn vạn quân địch. Triệu Đà biết không thể làm gì nổi, xin giảng hòa, để đặt bày mưu kế sau, hòng hàng phục được An Dương Vương mới thôi. Biết An Dương Vương có một người con gái tên là Mị Châu, Triệu Đà bèn dạm hỏi cho Trọng Thủy là con trai mình.

An Dương Vương muốn giữ mối hòa hảo, cũng bằng lòng và cho Trọng Thủy đến gửi rể trong cung nhà vua.

Trọng Thủy yêu quý vợ, nhưng không quên lời cha dặn dò. Một hôm, nhân ngồi nói chuyện, Trọng Thủy xin Mị Châu đưa cho xem chiếc nỏ thần. Mị Châu vô tình, lấy cho chồng xem. Chàng lừa dịp trộm móng rùa, làm lẫy giả thay vào.

Thế rồi, Trọng Thủy xin phép về nước thăm cha. Lúc chia tay, chàng than thở cùng Mị Châu: “Vạn nhất, chiến tranh xảy ra, ta sẽ làm thế nào tìm nàng?”. Mị Châu nghẹn ngào trả lời:

– Một ngày kia loạn ly, nếu thiếp phải rời xa Loa Thành này, thì thiếp sẽ mang theo cái nệm lông ngỗng ngày trước chàng tặng. Chạy về đâu, thiếp sẽ rút lông rắc suốt dọc đường, chàng có thể theo dấu vết tìm thiếp.

Trọng Thủy về nước, dâng móng rùa cho cha. Triệu Đà tức thì cất quân đánh An Dương Vương.

Nghe tin, An Dương Vương vẫn ung dung ngồi đánh cờ không chút lo âu, yên trí có nỏ thần.

Nhưng lúc giặc kéo đến đông nghịt, đưa nỏ thần ra bắn, thì không có màu nhiệm như trước nữa.

An Dương Vương chỉ kịp nhảy lên ngựa cùng người con gái yêu, bỏ thành chạy về phương Nam.

Vào thành, Trọng Thủy không thấy Mị Châu đâu, nhớ lời dặn ngày trước, cứ theo vết lông ngỗng, đuổi theo tìm người yêu. Còn An Dương Vương thì cứ quất ngựa chạy băng ngàn, nhưng lúc nào nghe tiếng giặc đuổi theo sát gót, Mị Châu ôm chặt lấy cha, nước mắt đầm đìa, thấy mình yếu đuối trước một sự nguy khốn không làm sao tránh khỏi.

An Dương Vương chạy đến núi Mộ Dạ (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) gần bờ biển, nghẽn đường, thì tuyệt vọng gọi thần Kim Quy lên cứu.

Thần Kim Quy bỗng hiện lên mặt nước, bảo:

– Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy, chạy thoát sao được!

An Dương Vương ngoảnh lại. Trong chốc lát, vua hiểu hết cơ sự, rút gươm chém đứa con gái phản bội, rồi nhảy xuống biển, tự tận.

Trọng Thủy đến nơi, thấy thi hài Mị Châu, ôm chầm lấy, khóc than thảm thiết, rồi đưa về an táng ở Loa Thành. Nỗi nhớ thương không hề nguôi. Cuối cùng chàng nhảy xuống giếng sâu, nơi người yêu thường lấy nước tắm.

Vì tình thực mà phải thác oan, máu của Mị Châu chảy hòa cùng nước biển. Loài trai nuốt lấy, sinh ra một thứ ngọc. Ấy là ngọc trai. Những loại ngọc này đem rửa ở nước giếng Loa Thành, nơi Trọng Thủy trẫm mình thì sáng thêm.

Ở Diễn Châu (Nghệ An) có đền thờ An Dương Vương, thường gọi là đền Công. Và Cổ Loa tức Loa Thành ở Đông Anh (Hà Nội) nay là một di tích lịch sử còn được bảo vệ. Trong đền có thờ một hòn đá lớn, phẳng lì, rất đẹp.

Cái giếng người ta nói là chỗ Trọng Thủy trầm mình nay vẫn còn, làm chứng cho một trang tình sử bi đát xảy ra mấy nghìn năm trước.

Bài học rút ra

Lòng tin có thể dẫn đến sự phản bội:

  • Khi chúng ta đặt lòng tin vào người khác mà không cẩn thận, chúng ta có thể bị lợi dụng. Mị Châu đã tin tưởng Trọng Thủy mà không biết rằng chồng mình đang âm thầm lừa dối và phản bội nàng để đạt được mục đích của cha mình.

  • Từ đó, truyện muốn nhắc nhở chúng ta không nên quá tin người để rồi bị lợi dụng.

Không nên quá tin tưởng vào kẻ thù của mình

  • Mị Châu đã giao chiếc nỏ thần cho Trọng Thủy dù chàng là con trai nước giặc mà không nghi ngờ gì. Điều này dẫn đến mất mát to lớn cho dân tộc và bản thân nàng.

  • Qua đó Việc tin tưởng không nên được đặt một cách mù quáng, đặc biệt là đối với kẻ thù của mình. 

Hậu quả của sự kiêu ngạo và thiếu cảnh giác:

  • Bài học: An Dương Vương đã trở nên kiêu ngạo và thiếu cảnh giác khi tin tưởng vào sức mạnh của nỏ thần mà không kiểm tra kỹ lưỡng. Điều này dẫn đến việc ông không chuẩn bị đối phó với sự tấn công của quân địch.

  • Từ đó, người đọc rút ra bài học luôn cần phải duy trì cảnh giác và chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ, đặc biệt khi có những mối đe dọa từ bên ngoài. 

Tình yêu có thể dẫn đến sự hy sinh cao cả:

  • Mặc dù Mị Châu và Trọng Thủy có kết cục bi thảm, nhưng tình yêu của họ thể hiện một sự hy sinh và đau khổ sâu sắc. Mị Châu đã chết để bảo vệ cha mình và tình yêu của nàng không bao giờ bị phai nhạt, dù cho kết cục là đau đớn.

  • Tình yêu của họ là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh nhưng cũng là câu chuyện buồn được nhắc lại đến muôn đời.

Đố vui qua truyện Mị Châu - Trọng Thủy


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Con Rồng cháu Tiên - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

  • Nữ Oa vá trời - Truyện cổ tích

    Truyền thuyết kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Bà là người nặn nên con người, cho thế giới sự sống muôn loài.

  • Sự tích bà chúa Ngọc - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân, tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm.

  • Sự tích đầm Mực - Truyện cổ tích

    Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

  • Sự tích hòn Vọng Phu - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, ở trấn Kinh Bắc, có một người đàn bà góa chồng từ rất sớm. Ngày ngày bà phải đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai đứa con của mình. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn – đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị – đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, mà không có người lớn trông chừng.

>> Xem thêm