Bình giảng hai khổ thơ 5, 6 của bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh>
Đoạn thơ trên đây là một âm vang của tiếng sóng, là một khúc tâm tình của thiếu nữ “trăn trở, khát khao được yêu thương gẳn bó”. Trái tim thiếu nữ nồng hậu và đằm thắm biết bao! Sóng nhớ bờ, em nhớ anh là quy luật muôn đời của tự nhiên, của sự sống và tình yêu.
- Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Bài thơ Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”.
- Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) và Sóng (Xuân Quỳnh)
- Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm)
- Trình bày cảm nhận về đoạn thơ trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh và "Vội vàng" của Xuân Diệu
- Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” hãy liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh
- Giới thiệu bài thơ Sóng
- Giới thiệu hai khổ thơ
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Vị trí khổ thơ
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu
- Khổ 5:
+ Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
+ Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.
- Khổ 6:
+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
+ Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.
3. Thân bài:
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ
Bài mẫu
Bài làm
Sóng của Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một bài thơ tình rất đẹp vẻ đẹp của tâm hồn khao khát yêu thương trong mối tình đầu rạo rực của thiếu nữ. Vẻ đẹp của nhạc; nhạc của lòng cũng là nhạc của thơ, nhạc của sóng reo, sóng vẻ đẹp của men say tình ái được cất lên thành lời ca ngọt ngào, tha thiết bao:
Con sóng dưới lòng sâu
(…)
Hướng về anh một phương.
Hình tượng “sóng” đầy thi vị. Bất cứ ở đâu, dù ở “dưới lòng sâu” hay ở "trên mặt nước”, thì sóng vẫn “nhớ bờ”. Dù cả trong ngày và trong đêm dài vắng vẻ, sóng vẫn “không ngủ được”. Các động từ - vị ngữ: “nhớ bờ”, “không ngủ được” đã được nữ sĩ dùng rát đắt tinh tế và biểu cảm, đem đến cho ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt. Dù ở không gian nào “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”, dù ở thời gian nào “ngày” cũng như “đêm", sóng vẫn “nhớ bờ”, sóng vẫn bồn chồn, thao thức “không ngủ được”. Lấy không gian và thời gian để “đo” nỗi nhớ của em, tác giả đã thể hiện một cách sâu sác một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khao khát được yêu thương. Sóng đã được nhân hóa mang hồn em và tình em. Từ cảm “ôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một tiếng lòng chấn động rung lên: “ôi con sóng nhớ bờ...”.
Từ hiện tượng sóng vỗ xôn xao suốt đêm ngày trên đại dương, nữ sĩ liên tưởng đến tình cảm của thiếu nữ:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
“Cả trong mơ” và cả khi “còn thức”, trong thực và trong mộng, em vẫn “nhớ đến anh”. Hình bóng chàng trai - người tình đã choán ngợp tâm hồn cô gái. Yêu là sự hòa hợp nhập hai tâm hồn. Sóng trên đại dương là biểu tượng cho sự sống muôn đời, cũng như tình yêu của “em” đốì với “anh” mãi mãi là nỗi khao khát nhớ thương, mong đợi, trong không gian, trong thời gian, và “cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh đã có một cách nói mới mẽ, một cách diễn đạt độc đáo khi thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu, của “em”. Ta hãy trở về với ca dao:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
Hay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Hay:
Nhớ ai nhớ mãi thế này ?
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Qua dó, ta mới cảm thấy cái ý vị đậm đà của ngôn từ, cái cảm xúc nồng cháy của tâm hồn thiếu nữ: “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”.Tình yêu luôn luôn đối diện với bao thử thách, trong đó có sự cách trở về thời gian và không gian. Sự cách trở ấy đã làm cho tâm hồn thiếu nữ, tâm hồn “em” thêm đẹp, đinh ninh lời thề nguyền “trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” (Truyện Kiều). Lứa đôi ngày xưa, với sức mạnh của tình yêu, họ quyết tâm vượt qua mọi thử thách “tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thấtbát đèo cũng qua để được sống dưới một mái ấm hạnh phúc đời đời bên nhau.Với em thì dù đi đâu, dù có lên thác xuống ghềnh, “dẫu xuôi về phương bắc –dẫu ngược về phương nam” trong bom đạn thời chiến tranh chống Mĩ (1967),nhưng em vẫn “hướng về anh một phương”, hướng về “anh”, người mà “em” thương nhớ, đợi chờ:
Nơi nào em củng nghĩ
Hướng về anh một phương.
Các điệp ngữ: “dẫu xuôi về”, “dẫu ngược về”, “phương” (phương bắc, phương nam, một phương) đã liên kết với các từ ngữ: “Em cũng nghĩ”, “hướng về anh” làm cho niềm tin đợi chờ trong tình yêu được khẳng định một cách mạnh mẽ.Chữ “một” trong câu thơ “hướng về anh một phương" đã thể hiện một tình yêu sắt son thủy chung.
Có thể nói, đoạn thơ trên đây là một âm vang của tiếng sóng, là một khúc tâm tình của thiếu nữ “trăn trở, khát khao được yêu thương gẳn bó”. Trái tim thiếu nữ nồng hậu và đằm thắm biết bao! Sóng nhớ bờ, em nhớ anh là quy luật muôn đời của tự nhiên, của sự sống và tình yêu. Xuân Quỳnh đã viết nên mg vần thơ ngũ ngôn có nhạc điệu ngân vang tha thiết, có hình tượng sóng hình tượng em rất đẹp. Các ẩn dụ và liên tưởng đầy tính nhân văn. Cấu trúc song hành (câu 1 với 2, câu 3, 4 với câu 7, 8) và các điệp ngữ (sóng, dẫu...về,phương) đã tạo nên âm điệu triền miên, liên hồi như tiếng sóng vỗ xôn bồi hồi trong lòng “em”.
"Yêu là chết ở trong lòng một ít?” - Không! Với Xuân Quỳnh, thì tình yêu là "khát vọng”, đã làm cho thiếu nữ hồn hậu hơn, cao quý hơn. Bởi lẽ:
Tình yêu là thế, em ơi!
Hai người mà hóa một người trăm năm...
(Lạ chưa? - Tố Hữu)
Loigiaihay.com
- Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Bài thơ Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”.
- Phân tích khổ thơ 3,4,5 để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, bất ngờ của hình tượng sóng trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
- Trình bày cảm nhận về đoạn thơ trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh và "Vội vàng" của Xuân Diệu
- Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” hãy liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay
- Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ qua việc phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"