Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết


Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau:

Ngày Huế đổ máu,

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choất,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à,

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

                   (Tố Hữu, Lượm)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phương thức miêu tả và tự sự.

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố miêu tả: ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.

- Yếu tố tự sự: Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về hình thức và nội dung của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ:

- Cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi

- Xác định nội dung chính của bài

- Các yếu tố nghệ thuật

- Thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dựa vào bảng sau, hãy chỉ ra tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin:

Yếu tố

Tác dụng

Sapo

 

Đề mục

 

Chữ in đậm

 

Số thứ tự

 

Dấu gạch đầu dòng

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về văn bản thông tin.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố

Tác dụng

Sapo

Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản

Đề mục

Nêu ra chủ đề của đoạn văn nhằm tóm tắt ý chính của đoạn cho người đọc hiểu

Chữ in đậm

Nhấn mạnh nội dung và ý nghĩa của chữ hoặc cụm từ im đậm

Số thứ tự

Đánh dấu trình tự xảy ra sự việc, sự kiện

Dấu gạch đầu dòng

Dùng để liệt kê các ý người viết muốn đưa ra

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về truyện và các yếu tố trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện là: nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện để từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?

a) Kể chuyện.

b) Nghị luận.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phương thức nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy tóm tắt các bước trong quy trình nói.

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình nói.

Lời giải chi tiết:

Các bước trong quy trình nói:

- Bước 1: Chuẩn bị

- Bước 2: Xác định thời gian nói và đối tượng nghe

- Bước 3: Trình bày

- Bước 4: Thảo luận

Câu 7

Video hướng dẫn giải

Câu 7 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chức năng của dấu chấm phẩy là gì? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

         Tối, cái Bảng giải chiếu manh ra giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về dấu chấm phẩy.

Lời giải chi tiết:

- Chức năng của dấu chấm phẩy:

+ Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn. 

+ Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

+ Dùng để ngắt quãng câu.

- Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

Câu 8

Video hướng dẫn giải

Câu 8 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa từ đa nghĩa và từ đồng âm. Những từ in đậm sau, trường hợp nào là từ đa nghĩa, trường hợp nào là từ đồng âm?

a.

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh, Tết trồng cây)

b. Sống ở tầng dưới là cụ Bơ-men, người hoạ sĩ già, hơn bốn mươi năm nay vẫn hằng mơ ước vẽ một bức tranh “kiệt tác".

(O'Henry, Chiếc lá cuối cùng)

      Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bỗm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

c. Bỗng cô thấy trước cô là mặt biển mênh mông.

(Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: đều có hình thức âm thanh giống nhau.

- Khác nhau: từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, còn từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển.

a. Từ "xuân" là từ nhiều nghĩa.

b. Từ "tranh" là từ đồng âm.

c. Từ "biển" là từ nhiều nghĩa.

Câu 9

Video hướng dẫn giải

Câu 9 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: 

a. Tôi cần phải làm gì để ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ?

b. Giai điệu này sẽ đưa bạn đến với cái nôi của nền văn minh nhân loại bằng những thanh âm đầy mê hoặc.

c. Các di sản văn hóa góp phần giới thiệu hình ảnh quốc gia với bạn bè quốc tế.

d. Hải cẩu không có vành tai và di chuyển khó khăn trên cạn, trong khi sư tử biển có vành tai nhỏ và chạy được khá nhanh.

- Tìm từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm.

- Theo em, nếu những từ Hán Việt trong những câu trên được thay bằng những từ thuần Việt tương đương thì ý nghĩa của các câu có thay đổi không? Hãy lí giải.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ mượn.

Lời giải chi tiết:

- Từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm là:

a. phẫu thuật => mổ

b. nhân loại => con người

c. di sản => di tích

d. Hải cẩu => chó biển.

- Nếu thay bằng từ thuần Việt thì ý nghĩa các câu không thay đổi nhưng sẽ không hay vì các từ thuần Việt làm cho câu văn giảm sức gợi.

Câu 10

Video hướng dẫn giải

Câu 10 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em có suy nghĩ như thế nào về việc sử dụng tiếng Việt trong những trường hợp dưới đây?

a. Khi nào làm xong, cậu nhớ phôn (phone) để báo cho tớ biết nhé!

b. Bạn có sua (sure) rằng nó sẽ làm việc ấy?

c. Bản đánh máy này mắc rất nhiều lỗi phông (font).

d. Cô ấy vừa mua một cái láp (laptop) để phục vụ cho công việc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các ví dụ trên và trả lời câu hỏi liên quan đến từ mượn.

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng tiếng Việt trong những trường hợp trên chưa hợp lý. Người nói dùng những từ nước ngoài chêm vào những câu tiếng Việt mặc dù từ ngữ đó có trong tiếng Việt, gây nên cảm giác khó chịu, khó hiểu cho người nghe. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Lưu ý, chúng ta chỉ nên dùng các từ mượn nước ngoài trong những trường hợp nhất định hoặc không có từ Tiếng Việt phù hợp để biểu thị.

Câu 11

Video hướng dẫn giải

Câu 11 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Xác định công dụng của dấu ngoặc kép của các câu sau:

Ví dụ

Công dụng của dấu ngoặc kép

Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi lại xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thấy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nữa nghe con.”

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

 

Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.

(Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)

 

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể vể cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong một ngày đầu đông

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ

Công dụng của dấu ngoặc kép

Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi lại xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thấy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nữa nghe con.”

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.

(Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)

Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể vể cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong một ngày đầu đông

Đánh dấu nhan đề của một văn bản trong một câu

Câu 12

Video hướng dẫn giải

Câu 12 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Việc lựa chọn cấu trúc câu có tác dụng như thế nào khi biểu đạt thông tin? So sánh sự khác nhau trong việc thể hiện nghĩa của văn bản trong từng cặp câu dưới đây:

a.1. Từ đằng xa tiến lại hai chú bé.

a.2. Từ đằng xa hai chú bé tiến lại.

b.1. Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời bà khổ. Khi thắng lợi trở về, chắc bà không còn nữa.

(Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi hai mươi)

b.2. Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời bà khổ. Chắc bà không còn nữa khi cháu thắng lợi trở về.

c.1. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

c.2. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt.

(Nguyễn Nhật Ánh – Tuổi thơ tôi)

Phương pháp giải:

Xét xem trật tự của các câu và so sánh nghĩa của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Việc lựa chọn cấu trúc có tác dụng thể hiện ý nghĩa của câu nói, nếu thay đổi cấu trúc thì ý nghĩa có thể thay đổi theo.

- So sánh sự khác nhau trong việc thể hiện nghĩa của văn bản trong từng cặp câu:

a.1. Nghĩa là: người nói đang tiến lại gần hai chú bé đang đứng im.

a.2. Nghĩa là: hai chú bé đang tiến lại gần.

b.1. Nghĩa là: khi trở về bà đã không còn nữa.

b.2. Nghĩa là: không biết bà còn không khi cháu trở về.

c.1. Nghĩa là: đám tang được diễn ra một cách trang trọng, uy nghiêm.

c.2. Nghĩa là: đám tang được diễn ra một cách im lìm.

=> Các cặp câu trên, dù những từ ngữ vẫn giữ nguyên chỉ thay đổi thứ tự nhưng nghĩa của các câu cũng thay đổi hoàn toàn.

Câu 13

Video hướng dẫn giải

Câu 13 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em hãy nêu đặc điểm và chức năng của đoạn văn và văn bản bằng cách điền và bảng dưới đây:

Nội dung

Đoạn văn

Văn bản

Đặc điểm

 

 

Chức năng

 

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về đoạn văn và văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Đoạn văn

Văn bản

Đặc điểm

Có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh

Có tính thống nhất về chủ đề. Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự. Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc

Chức năng

Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản

Có chức năng thông tin, chức năng quản lí, chức năng pháp lí, chức năng văn hóa xã hội,…

Câu 14

Video hướng dẫn giải

Câu 14 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy liệt kê một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ mà em biết. Nêu tác dụng của phương tiện ấy.

Phương pháp giải:

Nhớ lại một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, thái độ,…)

Lời giải chi tiết:

Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

- Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người.

- Nụ cười.

- Ánh mắt phán ánh trạng thái cảm xúc (vui, buồn), thể hiện tình cảm (yêu, ghét), tâm trạng (lo lắng, sợ hãi hay hưng phấn) và ước nguyện (cần khẩn hay thách thức) của con người.

- Các cử chỉ gồm các chuyển động của các bộ phận trên cơ thể.

- Tư thế.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.8 trên 24 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí