Soạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết>
Soạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Nội dung chính
Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao về cả nghệ thuật và nội dung. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. |
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo Bùi Mạnh Nhị, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và liệt kê các hình ảnh được tác giả nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ: vẻ đẹp của cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.
=> Hai hình ảnh: cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
- Theo tác giả, những hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ đó là vẻ đẹp của cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống.
Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.
Như vậy, hai hình ảnh: cánh đồng và cô gái đã hợp thành một bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
Vẻ đẹp của thiên nhiên: cánh đồng lúa bao la, trù phú.
Vẻ đẹp của con người: cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?
Phương pháp giải:
Em xét xem cả về nội dung và nghệ thuật của văn bản có gì đặc sắc.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những nét độc đáo nào của bài ca dao:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.
- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.
Bài viết đã đề cập đến những nét độc đáo của bài ca dao là:
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo:
- Câu thơ dài như câu văn (có đến 12 chữ trên 1 dòng thơ)
- Biện pháp tu từ đối xứng (bên ni - bên tê; mênh mông - bát ngát)
- Biện pháp tu từ điệp ngữ (đứng bên, ngó bên...)
- Biện pháp tu từ so sánh (thân em - chẽn lúa)
- Sử dụng các từ ngữ mang màu sắc địa phương (ni, tê)
- Dùng hàng loạt các từ láy tượng hình (mênh mông, bát ngát, đòng đòng, phất phơ)
- Sử dụng lối nói có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ở 2 câu thơ cuối:
- Cách hiểu 1: đây là lời của chàng trai, ngợi khen về dáng vẻ mảnh mai, nhỏ nhắn, đáng yêu, tràn đầy sức sống của cô gái khi đứng giữa cánh đồng
- Cách hiểu 2: đây là lời của cô gái, đang kể về thân phận mình, nhỏ bé, mong manh như những bông lúa non đung đưa trước gió
Nét đặc sắc của bài ca dao nằm ở:
- Hai dòng thơ đầu kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp từ, điệp ngữ; ngôn ngữ đầy màu sắc địa phương.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.
Phương pháp giải:
Xem lại văn bản và liệt kê những chi tiết thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài ca dao này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:
- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…)
- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…
Loigiaihay.com
Các cảm xúc của tác giả khi đọc bào ca dao là:
- Yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Căn cứ bởi chi tiết:
- cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống
- chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống
- Thích thú, bất ngờ trước sự sâu sắc của bài ca dao. Căn cứ bởi chi tiết:
- bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu
- tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác
- Cảm xúc của tác giả: Sự yêu mến, lòng tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên và con người của quê hương. Đồng thời, tác giả còn bộc lộ sự bất ngờ, hứng thú trước sự độc đáo của bài ca dao.
- Một số chi tiết:
- Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu.
- Hai dòng cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài.
- Tuy nhiên bài ca dao có thể vẫn còn mang những tình ý khác, tùy thuộc vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát.
- Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này…
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Hoa bìm SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Làm thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Chia sẻ cảm nghĩ về trường THCS SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (Phần nói - bài 9) SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (Phần nói - bài 9) SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết