Soạn bài Những cánh buồm SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết


Soạn bài Những cánh buồm chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

 

Chuẩn bị đọc

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kỉ niệm đã từng trải qua giữa em với người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em…) và trình bày với các bạn trong lớp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ngày đầu tiên đi học ở lớp mẫu giáo, em đã khóc rất nhiều và nhất định không chịu học. Cô và mẹ phải dỗ mãi em mới ngồi yên. Đến giữa buổi, có thể hòa nhập được thì mẹ mới đi về, nhìn ra không thấy mẹ đâu, em đã bỏ lớp và chạy một mạch về nhà. Mẹ nhìn em hốt hoảng, lại vội vàng dẫn em đến lớp và ngồi ở cổng đợi em cho tới hết buổi học. Đã 7 năm trôi qua, em vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy và thấy thương mẹ vô cùng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Đó là lần sinh nhật thứ 10 của em. 

- Hôm đó, em ngủ dậy với tâm trạng háo hức nhận những món quà, lời chúc từ người thân và bạn bè. Nhưng tất cả mọi người vẫn bình thường dường như không có gì đặc biệt so với ngày thường. 

- Em đã rất buồn và nghĩ mọi người đều đã quên đi sinh nhật của mình.

-  Nhưng thực ra là bố mẹ cùng mọi người đã tổ chức sinh nhật bất ngờ cho em. Em rất vui mừng và cảm động, em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vui vẻ ấy.

Những kỉ niệm với gia đình: một chuyến du lịch vào kì nghỉ hè, đón giao thừa cùng người thân trong gia đình, về quê thăm ông bà…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng VB 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?

Phương pháp giải:

Thử hình dung về các hình ảnh trong lời thơ trên và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Câu thơ tái hiện lại hình ảnh một buổi sáng rực rỡ, tinh khôi với ánh nắng mai hồng phớt rải đầy thảm biển.

- Trên nền thiên nhiên tươi đẹp ấy, cha dắt con đi dạo như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo. Thời gian như reo vui cùng những bước chân nhỏ bé của con.

- Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước. Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người.

=> Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Qua câu thơ, em hình dung được một buổi sáng rực rỡ với cảnh cha dắt con đi dạo trên bờ biển như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo. 

+ Thời gian như reo vui cùng những bước chân nhỏ bé của con. Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước. 

+ Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người. 

+ Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng.

- Khung cảnh: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng VB 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?

Phương pháp giải:

Đọc lại lời thơ, trình bày mong muốn của người con qua những hình ảnh ẩn dụ trong thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." như lời mong mỏi vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ.

- Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trăng” đầy ước mơ tuổi thơ. 

- Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa. Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời. Cậu còn ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, về cuộc sống.

=> Câu thơ thể hiện khát khao khám phá và trí tưởng tượng phong phú, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." như lời thì thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ. 

+ Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trắng” đầy ước mơ tuổi thơ.

+ Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa. 

+ Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời.

+ Cậu còn ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, về cuộc sống.

Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” được vang lên sâu thẳm tâm hồn trẻ thơ. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng VB 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

Phương pháp giải:

Đọc câu thơ, tìm các hình ảnh ẩn dụ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

 Cách 1

“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” là câu thơ đầy cảm xúc, thể hiện tâm trạng của cha khi lắng nghe những lời lẽ ngô nghê của con trẻ:

- Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của cha ngày thơ ấu.

- Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng cha nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều cha chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con.  

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em hiểu về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”: Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của cha ngày thơ ấu. Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng cha nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều cha chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con.

Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức nhận biết một bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:

- Một câu có ít chữ (thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do).

- Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).

- Từ ngữ được trình bày ngắn gọn, súc tích, chỉ nêu những hình ảnh tiêu biểu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là: 

+ Một câu thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do, được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).

- Nội dung: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

- Hình thức: được chia thành 6 khổ thơ, mỗi khổ có ít nhất 4 câu thơ, hết một câu thơ sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ, tìm các ý nói về sự từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.

- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc (hai cha con cùng nhau đi dạo, cánh buồm, biển cả).

- Giọng điệu trìu mến, thân thương.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:

+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…)

+ Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)

+ Điệp từ (điệp từ "cha", "con")

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.

+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm gợi cho người đọc những xúc cảm về ước mơ thuở nhỏ.

+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" tạo nên sự hàm xúc cho câu thơ, thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.

Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ ngữ giàu liên tưởng.

Hình ảnh gần gũi, quen thuộc: cha dắt con đi, ánh mặt trời, những cánh buồm…

Biện pháp tu từ: ẩn dụ (ánh mặt trời, những cánh buồm, ánh nắng chảy đầy vai…); liệt kê (có cây, có cửa, có nhà…); Điệp từ (bóng… bóng…, cha, con).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các kiến thức về phương thức tự sự và miêu tả.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

- Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

- Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

- Tác dụng: Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

+ Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

+ Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

- Tác dụng: 

+ Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. 

+ Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

- Bài thơ có chưa các yếu tố miêu tả và tự sự.

- Các yếu tố:

  • Tự sự: Kể về cuộc đối thoại giữa hai cha con.
  • Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm…

- Tác dụng: Giúp tác giả thể hiện tình cảm cha con chân thực hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Phương pháp giải:

Đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.

- Điều đó khiến em hiểu tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. 

- Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Điều đó gợi cho em về tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và sự nhẫn lại nâng cánh ước mơ của cha dành cho con.

Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp.

Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm gia đình: thiêng liêng, sâu sắc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ. 

Phương pháp giải:

Nhận xét tình cảm của tác giả qua ngôn từ, hình ảnh thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ - những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. 

-Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ: chân thành, tha thiết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.6 trên 133 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí