Soạn bài Ôn tập 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết>
Soạn bài Ôn tập 4 chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng:
Văn bản |
Nội dung |
Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương |
|
|
Việt Nam quê hương ta |
|
|
Phương pháp giải:
Đọc lại hai văn bản trên, điền nội dung và thể loại vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Nội dung |
Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương |
Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng |
Ca dao |
Việt Nam quê hương ta |
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chiu khó, truyền thống đáu tranh bất khuất và lòng chung thủy, sự tìa hoa của con người Việt Nam |
Thơ lục bát |
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt qua lướt lại như là bướm bay
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát, đối chiếu với bài ca dao trên và điền các đặc điểm vần, thanh điệu, ngắt nhịp.
Lời giải chi tiết:
- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần). Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa - hoa - là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.
- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nập trên dòng sông Tô
- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát
Phương diện |
Đặc điểm |
Hình thức |
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng |
|
|
Nội dung |
|
Phương pháp giải:
Đọc lại hai văn bản có trong SGK trang 75, điền nội dung và hình thức của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Phương diện |
Đặc điểm |
Hình thức |
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng |
Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn |
|
Nội dung |
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát |
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ - Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ - Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân |
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
Phương pháp giải:
Từ việc viết ở bài học trước, em nêu ra kinh nghiệm, cũng như là những lưu ý khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Lời giải chi tiết:
Các kinh nghiệm khi làm bài:
- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/ người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Câu 5 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn.
Phương pháp giải:
Đây là câu hỏi mở, dựa vào những kinh nghiệm của bản thân và sự quan sát chung quanh, em liệt kê các ý để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.
- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.
- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử… Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.
Loigiaihay.com
- Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Làm thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Hoa bìm SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Chia sẻ cảm nghĩ về trường THCS SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (Phần nói - bài 9) SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (Phần nói - bài 9) SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết