Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất>
Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 1 bài Luật thơ (tiếp theo). Câu 1. Bài tập 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp,
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.:
* Giống nhau:
- Số tiếng: năm tiếng.
- Vần: vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Phéo đối giữa các thanh B-T
* Khác nhau:
Mặt trăng |
Sóng |
-Gieo vần: độc vần, có tính chất bắt buộc (bên, đen, lên, hèn)
-Ngắt nhịp: chẵn, lẻ linh hoạt: 3/2, 2/3, 1/2/2 - Hài thanh: Tuân thủ niêm, luật, luân phiên luật B-T, niêm B-N, T-T ở tiếng 2,4 - Số câu: hạn định, theo thể loại: tứ tuyệt, bát cú,.. |
- Gieo vần: theo từng khổ thơ 4 dòng, linh hoạt, có cần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bể, lớn, lên) -Nhịp tự do: 2/3
- Hài thanh tương đối tự do
- Số câu: không hạn định |
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:
* Gieo vần:
- Vần chân cuối các dòng 1,2,4 giống thơ truyền thống: sông, lòng, trong
- Sử dụng vần lưng (lòng- không) để hỗ trợ => sáng tạo
*Ngắt nhịp: Linh hoạt hơn
- Câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
- Câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp 4/3 của thất ngôn truyền thống;
* Hài thanh: cả luật và niêm đều linh hoạt, không gò bó:
- Dòng 1 và 4: B-B-B/ B-B-T
- Dòng 2 và 3: T-T-B/ B-T-B
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Dùng các kí kiệu B (bằng) T (trắc), Bv (bằng, vần), Đ (đối), / (ghạch nhịp) để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu (Hồ Xuân Hương):
T B B T / T B Bv
B T B B / T T Bv
T T B B / B T T
B B B T T / B Bv
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong đoạn mở đầu Tràng giang (Huy Cận):
- Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)
+ Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)
+ Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú: tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T-B-B-T; tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B-T-T-B; tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T-B-B-T
- Tuy nhiên, cái khác là ở chỗ không áp dụng phép đối một cách nghiêm ngặt như thơ Đường luật.
Loigiaihay.com