Soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 - Ngắn gọn nhất>
Soạn bài Ôn tập phần văn học 12 tập 1 - Ngắn gọn nhất. Câu 12: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Video hướng dẫn giải
Câu 1->3
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 trải qua các chặng:
+ Chặng đường từ 1945 đến 1954.
+ Chặng đường từ năm 1955 đến 1964.
+ Chặng đường từ 1965 đến 1975.
* Chặng đường từ 1945 đến 1954
Những thành tựu chủ yếu:
- Từ năm 1945 – 1946: một số tác phẩm phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
- Từ năm 1946 – 1954:
+ Thể loại truyện và ký: đây là thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật ký ở rừng ( Nam Cao)...
+ Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, cảm hứng xuyên suốt là tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người và con người kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
+ Kịch: Một số vở kịch gây được sự chú ý, phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
Ngoài ra còn lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học...
* Chặng đường từ năm 1955 đến 1964:
- Văn xuôi: bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký. Các tác giả mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiên thực cuộc sống.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, cảm hứng chủ đạo là sự hồi sinh của đất nước sau những năm kháng chiến chống Pháp, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc. Những tác phẩm tiêu biểu: tập Gió lộng (Tố Hữu), tập thơ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)...
* Chặng đường từ 1965 đến 1975:
- Văn xuôi: những truyện ký, viết trong máu lửa và chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam anh dũng. Miền Bắc truyện ký cũng phát triển mạnh.
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam hiện đại.
+ Tập trung thể hiện cuộc gia quân vĩ đại dân tộc.
+ Khám phá sức mạnh của con người.
+ Sự xuất hiện những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, họ đem đến cho thơ Việt nam hiện đại một tiếng thơ mới mẻ, sôi nổi và vẫn thấm đợm suy tư, triết lí.
Câu 2 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975
a, Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước
- Văn học phải là một thứ vũ khí, phục vụ sự nghiệp cách mạng và kháng chiến.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Các đề tài lớn:
+ Đề tài Tổ quốc.
+ Đề tài chủ nghĩa xã hội
+ Hai đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.
b, Nền văn học hướng về đại chúng
- Cảm hứng chủ đạo: Đất nước của nhân dân.
- Các nhà văn quan tâm đến đời sống của người lao động, nỗi bất hạnh của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Đặc điểm:
+ Những sáng tác ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
+ Quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ.
c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi:
+ Các tác phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước.
+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, thơ ca của Tố Hữu...
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Trong những năm có chiến tranh, dù có những chồng chất, khó khăn và hi sinh nhưng lòng người vẫn tràn đầy mơ ước và hướng tới tương lai.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Tác động đến, cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, gian lao.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với khuynh hướng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ứng của quá trình vận động và phát triển cách mạng.
Câu 3 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.
+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thâng, cốt cách trong dân tộc mình.
+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.
- Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Khi cầm bút người tự đặt câu hỏi, viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định viết cái gì, xác định nội dung, viết như thế nào?
* Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.
Câu 4->6
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Mục đích:
+ Khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam.
+ Bác bỏ luận điệu xảo trá mà thự dân Pháp đang rêu rao trên trường quốc tế lúc bấy giờ.
+ Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè lương tri trên thế giới.
- Đối tượng:
+ Quốc dân đồng bào miền Nam.
+ Nhân dân thế giới mà chủ yếu là lực lượng thù địch, đặc biệt là thực dân Pháp.
* Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn.
- Nội dung:
+ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc, là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Tác phẩm thể hiện tầm văn hóa lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, am hiểu tri thức văn hóa của nhân loại.
+ Bản tuyên ngôn còn thể hiện tư tưởng lớn, đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc. Đây là vấn đề mà thời đại nào, dân tộc nào cũng quan tâm.
- Nghệ thuật: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
Câu 5 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị bởi thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
- Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.
- Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.
- Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.
- Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
- Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.
- Giọng điệu tự nhiên, chân thành, đằm thắm.
* Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu:
- Khuynh hướng sử thi:
+ Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc.
+ Hình tượng trung tâm: con người của sự nghiệp chung, vẻ đẹp của cả dân tộc, cộng đồng.
+ Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lịch sử - dân tộc ngợi ca.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng.
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình thủ thỉ.
Câu 6 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Biểu hiện tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện ở phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật:
* Phương diện nội dung:
- Vẻ đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam:
+ Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, với quá khứ, không bao giờ quên một thời gian khổ: “Mình về mình có nhớ ta... nhìn sông nhớ nguồn”...
+ Tình cảm gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ: “Trám bùi để rụng...”, Ta đi ta nhớ những ngày... chăn sui đắp cùng”.
+ Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời: “Gian nan đời vẫn... núi đèo”
+ Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến: “Nhớ khi giặc đến... cả chiến khu một lòng”.
+ Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành của Cách mạng: “Những đường Việt Bắc... mũ nan”.
- Tính dân tộc còn được thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất trong đời sống của con người Việt Nam như đời sống sinh hoạt “bát cơm sẻ nửa”, đời sống học tập “lớp học i tờ”, đời sống công tác “ngày tháng cơ quan”, đời sống lao động “chày đêm nện cối”...
- Việt Bắc còn thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”, kỉ niệm về thiên nhiên hoa với người bên nhau qua bốn mùa độc đáo: “Rừng xanh hoa chuối...tiếng hát ân tình, thủy chung”, hình ảnh thiên nhiên gắn liền với những địa danh: “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê...”
* Phương diện nghệ thuật
- Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc), giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người.
- Tính dân tộc thể hiện qua hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình truyền thống.
- Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô: ta – mình mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân.
- Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi, đời thường nhiều sức gợi.
- Tính dân tộc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình.
Câu 7->9
Video hướng dẫn giải
Câu 7 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng:
a, Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):
Những luận điểm chính của bài viết:
Phần mở đầu: Tác giả nêu luận điểm trung tâm của bài văn: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc phải được tìm hiêu và đề cao hơn nữa.
Phần thân bài: Trình bày những nét đặc sắc về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước.
- Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên.
Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng.
Cách sắp xếp các luận điểm như vật là phù hợp với nội dung của bài viết. Cách sắp xếp luận điểm ở trong tác phẩm khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
b, Trong bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi):
Các luận điểm được triển khai:
- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người.
- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ.
- Ngôn ngữ thơ khác các loại hình ngôn ngữ văn học khác như kịch, truyện, kí.
c, Trong bài Đô - xtôi - ép - xki (X.Xvai – gơ):
Các luận điểm được triển khai:
- Nỗi khổ vật chất, tinh thần và sự vươn lên của nhà văn.
- Vinh quang và cay đắng trong cuộc đời Đô - xtôi - ép - xki.
- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô - xtôi - ép xki, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.
Câu 8 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tâp 1)
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
- Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
- Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
- Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”...
* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
* Nghệ thuật
- Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.
- Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu)
- Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
- Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ)
Câu 9 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước của (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm):
- Nội dung:
+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với đặc điểm: đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
+ Nguyễn Khoa Điềm lại đưa ra quan niệm mới mẻ về đất nước: “đất nước này là đất nước của nhân dân”
Nghệ thuật:
+ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại được dựng lên bằng cảm hứng khái quát, mang chất sử thi với giọng điệu trầm hùng, sâu lắng, hình ảnh hàm súc...
+ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đậm đà màu sắc dân gian được hiện lên trên nhiều bình diện của văn hóa dân gian như lịch sử, địa lí, phong tục,.. giọng điệu giàu chất trữ tình, mang đậm tính triết lí, suy tư.
Câu 10->13
Video hướng dẫn giải
Câu 10 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm vừa phong phú, phức tập vừa tha thiết, sôi nổi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.
Câu 11 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuât của các bài thơ:
* Dọn về làng (Nông Quốc Chấn):
- Nội dung:
+ Miêu tả chân thực về nỗi khổ của nhân dân.
+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp.
- Nghệ thuật:
+ Lối diễn đạt giản dị, nhưng dễ hiểu, thể hiện chân thực, đằm thắm của con người miền núi.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như cửi,...
* Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):
- Nội dung: Khát vọng và niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trổ về với nhân nhân, đất nước → cuội nguồn sáng tạo nghệ thuật.
- Nghệ thuật: Sáng tạo hình ảnh, liên tưởng bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng, triết lí.
* Đò lèn (Nguyễn Duy):
- Nội dung: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư của người cháu.
- Nghệ thuật: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời đề càng đau đớn, xót thương vì bà.
Nghệ thuật: khai thác tối đa thủ pháo đối lập, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị.
* Bác ơi (Tố Hữu)
- Nội dung: Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ - một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, khiêm tốn, giản dị. Bài thơ cũng là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.
- Nghệ thuật: viết theo thể thơ tám tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tư từ như so sánh, ẩn dụ, giọng điệu trữ tình đặc trưng.
Câu 12 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
* Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở khía cạnh tài hoa.
- Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
- Người lái đò sông Đà được nhìn nhận trên phương diên của một chiến sĩ trên mặt trận sông Đà.
* Nét riêng
- Trước cách mạng:
+ Đề tài: mang tâm sự của một người hoài cổ, quay về với vẻ đẹp xưa của một thời chỉ còn vang bóng.
+ Nhân vật là những nhân vật đặc tuyến: nhà nho, tài tử, những người có khí phách hiên ngang.
+ Giọng điệu: bất bình trước xã hội mang tính chất khinh bạc.
(Được thể hiện rõ trong Chữ người tử tù)
- Sau cách mạng:
+ Đề tài: viết về cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân và hiện thực đất nước.
+ Nhân vật là những con người đời thường, người lao động bình thường.
+ Giọng điệu: thân tình
(Được thể hiện trong Người lái đò sông Đà).
Câu 13 (trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông:
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương phong phú, đa dạng như tâm hồn con người được thể hiện bằng một ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng và tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí.
- So sánh liên tưởng độc đáo cùng với những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật...
- Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh, vận dụng kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...
- Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.
Loigiaiahay.com