Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất


Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học. Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.

    Anh (Chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt?

Dàn bài:

* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” và dẫn dắt vào quan niệm “Chuyện gia đình…ra ngoài cả nước ta”.

* TB:

- Khái quát: quan niệm trên nói đến dòng sông truyền thống kết nối các thế hệ trong gia đình Chiến và Việt. Dòng sông ấy có sự kế tục, tiếp nối và góp chung vào dòng sông đất nước, dòng sông nhân loại.

- Dòng sông gia đình, dòng sông truyền thống trong “Những đứa con trong gia đình”

+ Khúc sông của thế hệ đi trước:

• Ông bà, cha mẹ, chú thím đều là những người nông dân chất phác, cần cù.

• Có mối huyết thù với giặc: ông, ba mẹ, thím đều chết vì tay giặc.

• Khúc sông của thế hệ trước tập trung trong hình tượng chú Năm và hình tượng người má (Chú Năm: là cuốn gia phả sống, giữ cuốn sổ gia đình, chất phác, hồn hậu, bộc trực, có ý thức giáo dục truyền thống gia đình cho các cháu; Người mẹ: cần cù, yêu thương con cái, kiên cường đi đòi đầu chồng, vượt lên nỗi đau mất chồng để nuôi con, dù mất đi nhưng luôn sống trong nỗi nhớ và mọi biến cố của các con…).

+ Khúc sông của chị em Chiến và Việt:

• Luôn ghi nhớ, coi trọng thế hệ trước (có ý thức chú Năm là chỗ dựa khi cha mẹ không còn, luôn nhớ về má, quyết tâm trả thù cho ba má…).

• Kế thừa dòng sông truyền thống: Chiến thừa hưởng tính cách, phẩm chất và ngoại hình của mẹ, Việt luôn nhớ về mẹ,…

• Hai chị em tiếp nối chí căm thù của thế hệ trước nhưng tiến xa hơn là ghi tên tòng quân, cầm súng chiến đấu, anh dũng lập công trên chiến trường.

+ Dòng sông truyền thống của gia đình Việt cũng là dòng sông truyền thống anh hùng của nhân dân Nam Bộ và hòa chung vào dòng sông yêu nước của nước nhà.

- Nghệ thuật đặc sắc: NT trần thuật tự nhiên, hấp dẫn theo dòng kí ức đứt nối và điểm nhìn của Việt; khắc họa nhân vật sống động, giàu tính cá thể hóa; Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.

* KB: Khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của dòng sông truyền thống trong gia đình nông dân Nam Bộ của truyện “Những đứa con trong gia đình”.



Câu 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sống Việt Nam qua hai tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Dàn bài

* MB: Giới thiệu hai tác giả và hai tùy bút, dẫn dắt vào vấn đề sông Đà và sông Hương đều gợi vẻ đẹp thơ mộng của những dòng sông nước ta.

* TB:

a. Khái quát: Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp đa chiều đa diện nhưng điểm chung là đều có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Vẻ đẹp ấy của sông Đà được miêu tả từ đoạn hết thác và sông Hương từ đoạn ra khỏi những rặng dài dữ dội của dãy Trường Sơn.

b. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua sông Đà và sông Hương:

- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà:

+ Dáng hình mềm mại, uyển chuyển khi nhìn từ trên cao xuống: như sợi dây thừng ngoằn ngoèo, như mái tóc trữ tình của người thiếu phụ xinh đẹp.

+ Màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông lừ lừ chín đỏ vì mang chở phù sa cho đôi bờ.

+ Vẻ đẹp trữ tình, gợi cảm: hài hòa với bức tranh trời đất bung nở hoa ban hoa gạo, đằm thắm như một cố nhân, gợi màu nắng tháng ba Đường thi,…

+ Vẻ đẹp đôi bờ: hoang sơ, tĩnh lặng (như bờ tiền sử, như nỗi niềm cổ tích), giàu màu sắc, sức sống (đàn hươu thơ ngộ, đám cỏ gianh, đàn cá dầm xanh, nương ngô…).

 - Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương:

+ Màu nước: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

+ Liên tục được so sánh với những người con gái đẹp: cô gái Di gan tự do, cô gái ngủ giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng Thúy Kiều, tài nữ đánh đàn…

+ Đặc sắc nhất trong vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương là nhà văn miêu tả sông Hương trong cuộc hành trình tìm kiếm người tình trăm năm của nó (thành Huế): Vẻ đẹp chủ động trên thủy trình tìm về với Huế; vẻ đẹp trầm lắng giữa những lăng tẩm đồ sộ và cổ kính của các vua chúa; vẻ đẹp của tâm trạng, cảm xúc khi yêu; vẻ đẹp của điệu chảy, chậm rãi như điệu slow dành riêng cho Huế.

+ Sông Hương thơ mộng với những vẻ đẹp riêng về văn hóa, âm nhạc, thơ ca.

c. Nghệ thuật đặc sắc phản ánh vẻ đẹp trữ tình của hai dòng sông:

+ Nghệ thuật miêu tả sông Đà: ngôn ngữ tài hoa, gợi hình gợi cảm, giàu chất tạo hình; so sánh liên tưởng hấp dẫn; quan sát tinh tế; văn phong đĩnh đạc, giàu cá tính.

+ Nghệ thuật miêu tả sông Hương: văn phong hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa; ngôn ngữ gợi hình gợi cảm; vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực;…

* KB: Khẳng định vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình là nét đặc sắc ở cả sông Đà và sông Hương. Vẻ đẹp thơ mộng ấy không trùng lặp và đều gợi vẻ đẹp của những dòng sông nước ta.



Câu 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh/chị yêu thích.

(Bi kịch bị tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao)

Dàn bài:

MB: 

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo 

- Dẫn dắt vấn đề

TB:     

* Giới thiệu hoàn cảnh, xuất thân Chí Phèo

+ Mồ cô, bị bỏ ở cái lò gạch cũ

+ Qua tay nhiều người nuôi: bà góa mù, bác phó cối,...

+ 2o tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

+ Là người nông dân hiền lành, lương thiện, có ước mơ như bap người nông dân hiền lành lương thiện khác

+ Vì cơn ghen của Bá Kiến, Chí bị đẩy vào tù

* Sau 7,8 năm đi tù về, Chí bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính

- Nhân hình: cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm,..

- Nhân tính:

+ Chí triền miên trong những cơn say    

+ Rạch mặt ăn vạ

+ Chí Phèo đã phá vỡ, đập nát bao cơ ngơi của những người nông dân hiền lành lương thiện, bao máu và nước mắt đã rơi vì Chí

=> Từ người nông dân hiền lành lương thiện, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trượt dài trên sự th hóa. Chí bị đẩy ra khỏi thế giới con người, không được xem là một con người

* Nghệ thuật:

- Xây dựng nhân vật điển hình

- Nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật

KB:

- Khái quát, mở rộng vấn đề

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.