Bài 27

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất


Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Hội thoại (tiếp theo). Câu 1: Dùng cách đếm để tự kiểm tra số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần).


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (SGK trang 102, Ngữ Văn 8, tập 2)

 Dùng cách đếm để tự kiểm tra số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (5 lần).

Trả lời câu 2 (SGK trang 102, Ngữ Văn 8, tập 2)

 Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.

Trả lời câu 3 (SGK trang 102, Ngữ Văn 8, tập 2)

Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên). 

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (SGK trang 102, Ngữ Văn 8, tập 2)

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy:

- Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn

- Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp.

- Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền,giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn.

   Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật:

- Chị Dậu yêu thương chồng con, đảm đang, mạnh mẽ;

- Cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người,…

- Người nhà lí trường nịnh bợ, khúm núm với tên cai lệ; nhưng lại lên mặt với chị Dậu.

- Anh Dậu luôn sợ sệt, ngại va chạm, né tránh việc xô xát với người khác, nhất là người có máu mặt. 

Trả lời câu 2 (SGK trang 103, 104, 105, 105, 107 , Ngữ Văn 8, tập 2)

a. Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn.

b. Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi.

c. chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm.

Câu 3 => 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (SGK trang 107, Ngữ Văn 8, tập 2)

 Nhân vật "tôi" trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây.

Trả lời câu 4 (SGK trang 107, Ngữ Văn 8, tập 2)

 Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau.

- Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói,…

- Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 55 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí