Bài 19

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất


Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Câu nghi vấn (tiếp theo). Câu 1. a. Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC

a. Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ

b. Đe doạ

c. Đe doạ

d.khẳng định

e. Bộc lộ sự ngạc nhiên

- Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có thể là dấu chấm than, chấm lửng, dấu chấm.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Các câu nghi vấn và tác dụng:

a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (đau khổ, buồn bã).

b) Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn (trừ thán từ: Than ôi!)

=> Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

=> Mang ý cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

=> Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Các câu nghi vấn:

a) Sao cụ lo xa thế?”; “Tội  bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?”; “Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy  mà lo liệu?”

 b) “Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”

c) “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”

d) “Thằng bé kia, mày có việc ?”; “Sao lại đến đây mà khóc?”

-  Đặc điểm hình thức để nhận dạng các câu trên là câu nghi vấn là: ở các từ nghi vấn (các từ in đậm) và ở dấu chấm hỏi khi kết thúc mỗi câu.

- Những câu nghi vấn này dùng để:

a) Cả ba câu đều diễn đạt ý phủ định.

b) Thể hiện sự băn khoăn, ngần ngại.

c) Mang ý khẳng định.

d) Cả hai câu đều dùng để hỏi.

- Các câu nghi vấn ở mục (a), (b), (c) đều có thể được thay thế bằng những câu khác tương đương mà không phải nghi vấn. Các câu tương đương theo thứ tự lần lượt là:

a) “Cụ không phải lo xa quá thế.”; “Không nên nhịn đói mà để tiền lại.”; “Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.”

b) “Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò không.”

c) “Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử

Câu 3 => 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Cậu có thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim tối hôm qua được không?

b) Chị Dậu ơi! Sao đời chị lại gặp nhiều buồn đau đến thế?

Trả lời câu 4 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?,…thường dùng để chào. Trong trường hợp này, người nghe không nhất thiết phải trả lời vào nội dung câu hỏi, mà có thể trả lời bằng một câu chào khác. Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật.

  Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 64 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí