Phân tích văn bản Tôi đã học tập như thế nào?>
Văn bản “Tôi đã học tập như thế nào” của tác giả M. Go-rơ-ki nói về hành trình lớn lên và sự thay đổi để dần hoàn thiện hơn của cậu bé A-lếch-xây. Đồng thời, văn bản cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Văn bản “Tôi đã học tập như thế nào” của tác giả M. Go-rơ-ki nói về hành trình lớn lên và sự thay đổi để dần hoàn thiện hơn của cậu bé A-lếch-xây. Đồng thời, văn bản cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách.
Cậu bé Pê-xcốp A-lếch-xây từ năm sáu tuổi đã được ông ngoại dạy đọc, ban đầu học chữ rất nhanh nhưng vì tính cách nóng vội, cáu kỉnh và thiếu phương pháp dạy nên đã khiến cậu bé chán học. Sau đó, cậu được gửi đến học tại một ngôi trường của nhà thờ. Ngay từ ngày đầu tới trường, Pê-xcốp đã bị bạn bè chế nhạo vì bộ dạng kì quặc. Tuy nhiên, sau đó, cậu bé đã nhanh chóng dàn xếp ổn thỏa với bạn bè trong lớp nhưng với thầy giáo và cha cố thì không thể. Với ưu thế tiếp thu và học khá nhưng lại mắc nhược điểm quá nghịch ngợm nên cậu bé này đã bị đuổi khỏi trường vì hạnh kiểm xấu. Điều đó đã khiến cậu chán nản. Nhưng có một giám mục đã xuất hiện, ông như vị cứu tinh đã cứu vớt cuộc đời cậu và khiến cậu ngày một tốt hơn. Khi thấy ông giám mục xuất hiện, những đứa trẻ trở nên háo hức hơn. Ông gọi cậu bé đến gần và hỏi cậu về thông tin, về một số đoạn sách mà cậu đã đọc. Ông mục hỏi rất nhiều câu và câu nào cậu bé cũng đáp. Cậu bé hiểu biết rất nhiều và thuộc rất nhiều thơ, dường như đây là lúc cậu mới được thể hiện mình. Sau đó ông mục lại hỏi về sự nghịch ngợm của cậu bé trong trường học. Vừa nghe cậu bé nói, ông như người cha hiền từ ôn tồn lắng nghe rồi vuốt ve đầu cậu bé. Ông bắt đầu kể về những lúc nghịch ngợm của mình, hỏi những đứa trẻ về sự nghịch ngợm của chúng. Chính sự xuất hiện của ông đã làm cả lớp thêm vui vẻ hơn và cũng nhận ra được rất nhiều điều. A-lếch-xây đã giải thích với ông mục lý do mình nghịch ngợm là do cậu chán học. Khi nghe xong, ông mục chỉ dịu dàng nói rồi khuyên cậu nghịch ngợm ít thôi. Chính cái sự ôn tồn và chân thành của ông mục đã khiến cậu bé như ngộ ra rất nhiều điều và cậu đã chăm chú nghe giảng hơn. Tới năm lên mười bốn tuổi, Pê-xcốp biết đọc một cách có ý thức và say mê, yêu đọc sách, từ đó, Pê-xcốp thấu hiểu được giá trị của những cuốn sách mang lại, hơn nữa còn có cái nhìn tinh tế với những điều mà sách nói đến với những cái mà cuộc sống khuyên bảo. Cậu bắt đầu hiểu những vẻ đẹp thiên nhiên, những hoàn cảnh sống qua những trang sách vở. Cậu bắt đầu đọc rất nhiều sách ở nhiều thể loại khác nhau, đọc một cách chăm chú và nghiêm túc hơn. Những câu chuyện trong sách cho cậu thấy rằng còn nhiều người khó khăn cực khổ hơn mình và cậu bắt đầu hướng đến một cuộc sống về những sự tốt đẹp trong cuộc sống. Những cuốn sách mở ra rất nhiều điều lý thú, mang đến những câu chuyện về sự khổ đau hạnh phúc của con người. Chính những điều đó đã giúp cho A-lếch-xây thoát ra được những điều ích kỷ bon chen của cuộc sống, để hướng đến là một con người hoàn thiện hơn.
Pê-xcốp ngày càng đắm chìm, say mê trong những cuốn sách hay, rút ra được những suy ngẫm đáng giá.
Nhờ đọc sách, Pê-xcốp trở nên điềm tĩnh hơn xưa, tin ở mình hơn và làm việc hợp lý hơn, càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Cuối cùng, Pê-xcốp đã rút ra được bài học cho mình: mỗi cuốn sách đều là bậc thang đưa cậu tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và sự thèm khát cuộc sống ấy.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay