Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi >
Chiến và Việt, hai nhân vật trung tâm của truyện Những đứa con trong gia đình, bản chất có nhiều nét giống nhau, nhưng cá tính thì thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu, đáng mến.
Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật: Việt và Chiến.
Hai nhân vật có nhiều nét giống nhau vẻ bản chất vì họ đều sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng:
Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí cầm súng đánh giác trả trù cho ba má.
Giành nhau ghi tên tòng quân.
Bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ: “Nào, đưa má sang... đè nặng ở trên vai”.
Dũng cảm. gan góc và từng lập được nhiều chiến công: bắn tàu chiến giặc trên sông, phá xe tăng địch trong trận giáp lá cà.
Cuộc đối thoại giữa hai chị em trước lúc lên đường đánh giặc:
“Chú Năm nói... vậy à!”.
Tuổi đời rất trẻ. ngây thơ như con trẻ:
Chị mười tám, em mười bảy.
Giành nhau mọi thứ như trẻ con: trong việc bắt ếch, ghi tên tòng quân, bắn tàu chiến Mĩ.
Nhân vật có tính cách khác nhau, mỗi người một vẻ bởi Chiến là chị, Việt là em; Chiến là nữ, Việt là nam:
Chị kiên trì: ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm.
Em hiếu động: thích bát ếch, câu cá. bắn chim...
Chị chưa hết tính trẻ con, có lúc còn tranh nhau hơn với em nhưng vì thương em nên cuối cùng cũng nhường em: nhường phần ếch nhiều, nhường cả vết đạn bắn tàu giặc trên sông Định Thủy.
Em thì hiếu thắng: còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường.
Chị đảm đang, tháo vát; khôn ngoan, già dặn trước tuổi: lo toan việc nhà chu đáo trước khi lên đường, khiến Việt thấy chị giống hệt má ngày trước và chú Năm cũng phải khen chị.
Em thì phó mặc tất cả, ừ ào khi nghe chị bàn việc nhà, rồi “ngủ quên lúc nào không biết”, đi bộ đội vẫn giữ chiếc ná thun, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma..
Chị là cô gái mới lớn, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi...
Chiến và Việt, hai nhân vật trung tâm của truyện Những đứa con trong gia đình, bản chất có nhiều nét giống nhau, nhưng cá tính thì thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu, đáng mến. Họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam cầm súng diệt Mĩ. Cứu nước cứu nhà.
Loigiaihay.com
- Màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
- Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
- Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của các nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi) để thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.
- Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"