Tết sale hết! Đồng giá 399K, 499K toàn bộ khoá học tại Tuyensinh247

Duy nhất từ 08-10/01

Chỉ còn 1 ngày
Xem chi tiết

Lý thuyết về đơn thức đồng dạng.


Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác $0$ và có cùng phần biến. Các số khác $0$ được coi là những đơn thức đồng dạng.

Chú ý: Mọi số khác \(0\) được coi là các đơn thức đồng dạng với nhau.

Ví dụ: Các đơn thức \(\dfrac{2}{3}{x^2}y;\) \( - 2{x^2}y;\) \({x^2}y;\) \(6{x^2}y\) là các đơn thức đồng dạng.

2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Ví dụ: Tính \(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\)

Giải

Ta có:

\(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\)\( = \left( {5 + 10 + 7 - 12} \right)x{y^2} = 10x{y^2}\)

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết các đơn thức đồng dạng

Phương pháp:

Dựa vào định nghĩa hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần  biến.

Dạng 2: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng

Phương pháp:

Khi cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta cần thực hiện: cộng trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.


Bình chọn:
4.4 trên 202 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.