Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố Toán 9 Chân trời sáng tạo


Phép thử ngẫu nhiên Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra được gọi là phép thử ngẫu nhiên (còn gọi là phép thử).

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Phép thử ngẫu nhiên

Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra được gọi là phép thử ngẫu nhiên (còn gọi là phép thử).

Không gian mẫu

Không gian mẫu, kí hiệu \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.

Ví dụ: Bạn Lan gieo một con xúc xắc và bạn Hòa gieo một đồng xu được gọi là phép thử.

Kết quả của phép thử là số chấm xuất hiện trên con xúc xác và mặt xuất hiện của đồng xu.

Các kết quả có thể của phép thử là:

Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 12 ô của bảng trên.

Do đó không gian mẫu của phép thử là:

\(\Omega  = {\rm{\{ (1,S);(2,S);(3,S);(4,S);(5,S);(6,S);(1,N);(2,N);(3,N);(4,N);(5,N);(6,N)\} }}{\rm{.}}\)

Vậy không gian mẫu có 12 phần tử.

Chú ý: Khi biểu diễn các kết quả của phép thử, ta thường sử dụng:

- Dấu ngoặc tròn (…) để viết kết quả của phép thử lấy lần lượt từng vật.

- Dấu ngoặc nhọn {…} để viết kết quả của phép thử lấy đồng thời các vật.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải mục 1 trang 52, 53, 54 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có một viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Bận Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai. a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

  • Giải mục 2 trang 54, 55 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Xét phép thử gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Giả sử kết quả của phép thử là con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra? A: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 1”; B: “Tích số chấm xuất hiện là số chẵn”; C: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm”.

  • Giải bài tập 1 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó. a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp. b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp. c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên.

  • Giải bài tập 2 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Bạn An viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có 2 chữ số. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Số được viết là số tròn chục” B: “Số được viết là số chính phương”

  • Giải bài tập 3 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Trên giá có 1 quyển sách Ngữ Văn, 1 quyển sách Mĩ thuật và 1 quyển sách Công nghệ. Bạn Hà và bạn Thuý lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quyển sách từ giá. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Có 1 quyển sách Ngữ Văn trong 2 quyển sách được lấy ra” B: “Cả 2 quyển sách được lấy ra đều là sách Mĩ thuật” C: “Không có quyển sách Công nghệ nào trong 2 quyển sách được lấy ra”

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí