Tết sale hết! Đồng giá 399K, 499K toàn bộ khoá học tại Tuyensinh247

Duy nhất từ 08-10/01

Chỉ còn 1 ngày
Xem chi tiết

Lý thuyết: Khai báo biến trang 22 SGK Tin học 11


Trong Pascal, mọi biến trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu của nó (có ngôn ngữ gọi đó là định nghĩa biến). Khai báo biến để cấp phát bộ nhớ cho biến và mỗi biến chỉ được khai báo một lần trong chương trình.

- Trong Pascal, mọi biến trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu của nó (có ngôn ngữ gọi đó là định nghĩa biến). Khai báo biến để cấp phát bộ nhớ cho biến và mỗi biến chỉ được khai báo một lần trong chương trình.

- Trong Pascal, khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa var có dạng sau:

var: <kiếu dữ liệu>;

Trong đó:

• danh sách biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cácch nhau bởi dấu phẩy;

• kiểu dữ liệu thường là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa.

Sau từ khóa var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau, tức là cấu trúc:

            : <kiếu dữ liệu>;

có thể xuất hiện nhiều lần.

- Khai báo biến thường đặt sau khai báo hằng như trong bảng sau: 

Giải thích

Cấu trúc chương trình Pascal

Phần khai báo

Program <Tên chương trình>;

uses <tên các thưviện>;

const <lên hằng> = <giá trị của hằng>;

var <tên biến>: <kiếu dữ liệu>;

(* có thế còn những khai báo khác *)

- Sau khai báo sẽ có một vùng nhớ dành cho biến này với kích thước đúng bằng kích thước kiểu của nó để lưu trữ giá trị của biến. Địa chỉ đầu của vùng nhớ này được gợi là địa chỉ của biến. Khai báo biến cũng nhằm đưa tên biến vào danh sách các đối tượng cần quản lý của chương trình.

- Kiểu của biến giúp chương trình dịch biết cách tổ chức lưu trữ, truy cập giá trị của biến và áp dụng các thao tác thích hợp trên biến đó.

* Các ví dụ khai báo biến đúng: 

Ví dụ 1:

Var
	a,b,c: integer;
	d,e: real;

Khai báo biến a, b, c kiểu integer các biến này được cấp phát 2 byte và có thể chứa các giá trị nguyên từ -32768 đến 32767.

Các biến d, e kiểu real được cấp phát 6 byte và có thể chứa các giá trị thực từ 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 2.9*1039 đến 1.7*1038.

Ví dụ 2:

Var 
	A:integer;
	B:integer;
	C:integer;
	D, e:real

* Các ví dụ khai báo biến sai:

Var
	a,b:integer;
	a:real;

Sai do khai báo biến a hai lần.

- Một sổ chú ý khi khai báo biến:

+ Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của biến đó. Điều này rất có lợi cho việc đọc, hiểu và sửa đổi chương trình khi cần thiết.

Ví dụ: không nên đặt biến lưu trữ diện tích là a, b, c mà nên đặt là S, dt, dientich;

+ Không nên đặt tên biến quá ngắn hay quá dài, dễ mắc lỗi khi viết nhiều lần tên biến.

+ Khai báo biến cần đặc biệt lưu ý đến phạm vi giá trị cùa nó.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 10 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.