Giải VBT ngữ văn 8 bài Ngắm trăng


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 Ngắm trăng trang 38 VBT Ngữ văn 8 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 39 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

Lời giải chi tiết:

- Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù.

- Câu nói "Trong tù không rượu cũng không hoa": việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu.

- Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 2

Câu 2 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), thế nhưng giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau.

- Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 3

Câu 3 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,… Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 4

Câu 4 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

- Những bài thơ Bác Hồ viết về trăng: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya,…

- Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau:

+ Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

+ Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

=> Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng - tri kỷ khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Câu 5

Câu 5 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Trong nguyên tác chữ Hán, mở đầu bài thơ là ngục trung, kết thúc là thi gia, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về bài thơ?

Lời giải chi tiết:

      Mở đầu bài thơ là hình ảnh ngục trung nơi tối tăm, bí bách giam hãm sự tự do của con người. Kết thúc bài thơ là hình ảnh thi gia – con người hướng đến vầng trăng, hướng tới ánh sáng tự do. Đây là hai hình ảnh đối lập nhau, qua đó đã làm nổi bật cốt cách, phẩm chất của con người. Giữa chốn đề lao người tù vẫn có thể làm thơ, điều đó cho thấy tâm hồn lạc quan của Bác. Nhà tù chỉ có thể giam hãm được thể xác chứ không bao giờ giam cầm được tinh thần và tâm hồn của người tù cách mạng.


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí