Giải VBT ngữ văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn


Giải câu 1, 2, 3, luyện tập bài Đập đá ở Côn Lôn trang 116 VBT ngữ văn 8 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 116 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc)

Phương pháp giải:

Tự trả lời (dựa vào những hiểu biêt về Côn Đảo và nhà tù Côn Đảo trước năm 1975)

Lời giải chi tiết:

- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian

- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp

- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đầy ải sức khỏe, tinh thần của người tù.

- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt - tư thế của đấng anh hào.

Câu 2

Câu 2 (trang 116 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.

Phương pháp giải:

Xem tiểu sử tóm tắt của tác giả ở phần Chú thích để tìm lớp nghĩa thứ hai, và nhận xét khẩu khí của tác giả

Lời giải chi tiết:

- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng

+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng

+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước trước những khó khăn, gian khổ.

- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:

+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.

+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục

- Khẩu khí của tác giả: ngang tàng, hiên ngang.

Câu 3

Câu 3 (trang 117 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả? Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các chú thích 4,5,6 để tìm hiểu và trả lời

Lời giải chi tiết:

- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.

- Xây dựng tương quan đối lập - cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:

+ Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)

+ Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước (mưa nắng >< bền dạ sắt son)

- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.

Luyện tập

(trang 117 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai bài thơ, tìm những nét chung được tổng kết ở phần Ghi nhớ (cuối mỗi bài)

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:

+ Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.

+ Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 8 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.