Giải VBT ngữ văn 8 bài Câu trần thuật


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Câu trần thuật trang 44 VBT Ngữ văn 8 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 44 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:

a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

(Cây bút thần)

Lời giải chi tiết:

a)

Dế Choắt tắt thở.

=> Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết

- Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

=> Câu trần thuật bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.

b)

Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:

=> Câu trần thuật thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.

Cây bút đẹp quá

=> Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.

Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

=> Câu trần thuật bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã được tặng bút thần.

Câu 2

Câu 2 (trang 45 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

Lời giải chi tiết:

- Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"

=> Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.

- Câu trần thuật: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."

=> Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.

=> Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.

Câu 3

Câu 3 (trang 45 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.

a) Anh tắt thuốc lá đi!

b) Anh có thể tắt thuốc lá được không?

c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

Lời giải chi tiết:

- Xác định kiểu câu:

a) Câu cầu khiến.

b) Câu nghi vấn.

c) Câu trần thuật.

- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4

Câu 4 (trang 46 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?

a) Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Thạch Sanh)

b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi).

Lời giải chi tiết:

a) Câu trần thuật

=> Mục đích: cầu khiến, Lí Thông nhờ Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình

b) Câu trần thuật

=> Mục đích: câu thứ nhất dùng để kể, câu thứ hai cầu khiến, mong muốn anh trai đi nhận giải cùng.

Câu 5

Câu 5 (trang 46 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Viết đoạn văn ngắn có những câu trần thuật dùng để kể, thông báo, miêu tả và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

      Hôm nay, trên đường đi học về tôi bỗng tôi gặp lại Nam, người bạn thân từ thuở nhỏ của tôi. Năm chúng tôi lên lớp hai thì Nam chuyển lên thành phố sống cùng bố mẹ, từ đó chúng tôi không còn liên lạc được với nhau. Nay gặp lại Nam tôi mừng lắm. Vẫn dáng người cao cao gầy gầy như xưa nhưng giờ cậu đã trắng trẻo hơn trước rất nhiều. Nam nói cậu ấy sẽ về quê chơi ba tháng hè, tôi vui mừng reo lên: “Tuyệt quá!”. Hai chúng tôi trò chuyện vui vẻ suốt dọc đường, bao nhiêu kỉ niệm vui, những kí ức đẹp của tuổi thơ hai đứa bỗng ùa về. Tôi nhận ra khoảng cách và thời gian không bao giờ có thể chia rẽ được tình bạn của chúng tôi.

Câu 6

Câu 6 (trang 47 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Lời giải chi tiết:

- Câu trần thuật: Ngày mai cả lớp sẽ được đi dã ngoại.

- Câu nghi vấn: Ngày mai cả lớp đi dã ngoại phải không?

- Câu cầu kiến: Ngày mai cả lớp đi dã ngoại nhé!

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 10 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí