Giải VBT ngữ văn 8 bài Câu cảm thán>
Giải câu hỏi 1, 2, 3 Câu cảm thán trang 43 VBT Ngữ văn 8 tập 2.
Câu 1
Câu 1 (trang 43 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Lời giải chi tiết:
Câu cảm thán |
Căn cứ xác định câu cảm thán |
Than ôi! Lo thay! Nguy thay! |
Dấu chấm than kết thúc câu, từ ngữ chỉ cảm xúc “than ôi”, “lo thay”. |
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! |
Dấu chấm than ở cuối câu, từ cảm thán “hỡi, ơi” |
Chao ôi… mình thôi |
Từ cảm thán “Chao ôi” |
Câu 2
Câu 2 (trang 43 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
a) Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
(Ca dao)
b) Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Chinh phụ ngâm khúc)
c) Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.
(Chế Lan Viên, Xuân)
d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
(oTô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Lời giải chi tiết:
a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.
b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.
c) Tâm trạng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống (khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than).
d) Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.
- Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến) không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán (vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này).
Câu 3
Câu 3 (trang 43 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Lời giải chi tiết:
- Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định… Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.
- Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.
- Câu cảm thán có những từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi,... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Nói giảm nói tránh
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Nói giảm nói tránh
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Giải VBT ngữ văn 8 bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh