Bài 40. Sinh sản ở người trang 98, 99 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức >
Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?
40.1
Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?
A. Dương vật.
B. Túi tinh.
C. Tinh hoàn.
D. Mào tinh.
Phương pháp giải:
Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng
Lời giải chi tiết:
C. Tinh hoàn.
40.2
Ở người, số lượng trứng rụng trong một chu kì thường là ...
A. 1 trứng.
C. 3 trứng.
B. 2 trứng.
D. nhiều trứng.
Phương pháp giải:
Ở người, số lượng trứng rụng trong một chu kì thường là 1 trứng
Lời giải chi tiết:
A. 1 trứng.
40.3
Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì?
A. Trứng đã được thụ tinh.
B. Trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung.
C. Trứng đã thụ tinh và làm tổ tại tử cung.
D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Phương pháp giải:
Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Lời giải chi tiết:
D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
40.4
Phương pháp tránh thai nào dưới đây không nên áp dụng với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều?
A. Uống thuốc tránh thai.
B. Đặt vòng tránh thai.
C. Tính ngày trứng rụng.
D. Sử dụng bao cao su.
Phương pháp giải:
Tính ngày trứng rụng không nên áp dụng với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Lời giải chi tiết:
C. Tính ngày trứng rụng.
40.5
Những bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục?
1 – Giang mai; 2 – Lậu 3 – Viêm gan B; 4 – Đái tháo đường: 5 – Bướu có; 6 – AIDS.
A. 1, 2, 3, 6.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 3, 4, 5, 6.
Phương pháp giải:
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục: 1, 2, 3, 6.
Lời giải chi tiết:
A. 1, 2, 3, 6.
40.6
Ghép nổi tên biện pháp tránh thai và tác dụng tương ứng của biện pháp đó
Phương pháp giải:
Tác dụng của các biện pháp tránh thai.
Lời giải chi tiết:
1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c.
40.7
Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: xoắn khuẩn, quan hệ tình dục, giai đoạn muộn, mẹ, con.
Bệnh giang mai do (1)... Treponema pallidum gây ra, chúng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi (2)... không được bảo vệ an toàn; qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ nơi tổn thương hoặc truyền từ (3)... sang (4)... Người bệnh thường bị lở loét, vết loét nông, không đau. không có mủ; phát ban không ngứa; có thể bị tổn thương tim, gan, thần kinh (5).....
Phương pháp giải:
Lý thuyết bệnh giang mai.
Lời giải chi tiết:
1 – xoắn khuẩn; 2 – quan hệ tình dục; 3 – mẹ 4 – con: 5 – giai đoạn muộn.
40.8
Tại sao trong thời kỳ mang thai người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt?
Phương pháp giải:
Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Lời giải chi tiết:
Phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt vì sau khi trứng đã được thụ tinh, thể vàng tiết ra hormone progesterone và estrogen, ức chế tuyến yên ngừng tiết FSH và LH làm cho trứng không chín và rụng được, đồng thời duy trì lớp niêm mạc tử cung dày và xốp để nuôi dưỡng thai nhi. Lớp niêm mạc không bong ra thì không gây hiện tượng chảy máu.
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người trang 97, 98 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 35 Hệ bài tiết ở người trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức