Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người trang 93, 94 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.
36.1
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.
Môi trường trong của cơ thể bao gồm (1)....., (2)..... và (3).... . Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ (4)..... với (5).... thông qua các (6).... như da, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
Phương pháp giải:
Lý thuyết hệ tuần hoàn ở người
Lời giải chi tiết:
(1) máu, (2) nước mô, (3) bạch huyết. (4) trực tiếp, (5) môi trường ngoài, (6) hệ cơ quan.
36.2
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.
Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự (1)... của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong (2)... diễn ra bình thường. Khi môi trường trong của cơ thể không duy trì được sự (3)... sẽ gây ra sự (4)... hoặc (5)... hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.
Phương pháp giải:
Lý thuyết điều hòa môi trường trong cơ thể
Lời giải chi tiết:
(1) ổn định, (2) cơ thể. (3) ổn định, (4) biến đổi (5) rối loạn.
36.3
Nồng độ glucose, NaCl, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò
A. duy trì sự ổn định môi trường sống của cơ thể.
B. duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể.
C. duy trì sự ổn định môi trường trong và ngoài cơ thể.
D. ổn định môi trường của cơ thể.
Phương pháp giải:
Nồng độ glucose, NaCl, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng B. duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể.
36.4
Khi cơ thể thiếu nguyên tố sắt trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu.
B. Loãng xương.
C. Phù nề.
D. Gout.
Phương pháp giải:
Khi cơ thể thiếu nguyên tố sắt trong thời gian dài, có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, cụ thể là thiếu máu sắt, gây ra triệu chứng như mệt mỏi, yếu đuối, khó tập trung, và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tim mạch và hệ máu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng A. Thiếu máu.
36.5
Nồng độ uric acid trong máu cao và kéo dài có thể là nguyên nhân gây bệnh gì?
A. Bệnh sỏi thận.
B. Bệnh gout.
C. Bệnh đái tháo đường.
D. Bệnh thiếu máu.
Phương pháp giải:
Gout là một bệnh lý gây ra sự tích tụ của các tinh thể urate (muối của uric acid) trong các khớp
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng B. Bệnh gout.
36.6
Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành câu sau:
“Chỉ số glucose trong máu từ 3,9 mmol/L đến 6,4 mmol/L..”
A. được coi là không bình thường.
B. là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
C. được coi là bình thường.
D. là biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt.
Phương pháp giải:
Chỉ số glucose trong máu từ 3,9 mmol/L đến 6,4 mmol/L được coi là bình thường
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng C. được coi là bình thường.
- Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người trang 97, 98 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 40. Sinh sản ở người trang 98, 99 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 35 Hệ bài tiết ở người trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức