Bài 24. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 64, 65, 66 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Hình 24.1 là ảnh chụp một ampe kế. Hãy cho biết:
24.1
Hình 24.1 là ảnh chụp một ampe kế. Hãy cho biết:
a) Giới hạn đo của ampe kế.
b) Độ chia nhỏ nhất của ampe kế.
c) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1),
d) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và cách đọc ampe kế
Lời giải chi tiết
a) Giới hạn đo 3 A
b) Độ chia nhỏ nhất 0,1 A.
c) 1,2 A.
d) 2,9 A.
24.2
Sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc ampe kế
Lời giải chi tiết
Vì cực (+) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (+) của ampe kế và cực (–) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (-) của ampe kế.
Đáp án C
24.3
Ampe kế trong sơ đồ nào dưới dây được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc ampe kế
Lời giải chi tiết
Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ta cần:
+ Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn trong mạch
+ Mắc cực (+) của nguồn điện với cực (+) của ampe kế và cực (-) của nguồn điện với cực (-) của ampe kế.
+ Cần phải đóng công tắc K để mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch.
Đáp án A
24.4
Khi mắc ampe kế vào mạch điện cần chú ý điều gì sau đây?
A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc ampe kế
Lời giải chi tiết
Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
Đáp án B
24.5
Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có nghĩa là
A. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì dây chì sẽ đứt.
B. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 10.
C. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
D. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách đọc số chỉ ampe kế
Lời giải chi tiết
Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì dây chì sẽ đứt.
Đáp án A
24.6
Để đo cường độ dòng điện đi qua một bóng đèn mắc trong một mạch điện kín gồm bóng đèn và nguồn điện, người ta có thể thực hiện bằng cách
A. thay bóng đèn mắc trong mạch bằng một ampe kế mắc vào chính mạch đó.
B. cắt dây dẫn trong mạch tại điểm nào đó và mắc ampe kế vào vị trí đó.
C. mắc ampe kế vào hai đầu bóng đèn.
D. thay nguồn điện bằng ampe kế.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc ampe kế
Lời giải chi tiết
Cắt dây dẫn trong mạch tại điểm nào đó và mắc ampe kế vào vị trí đó.
Đáp án B
24.7
Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc vôn kế
Lời giải chi tiết
Vì chốt + và chốt - của vôn kế nối sai với cực (+) và cực (-) của nguồn điện
Đáp án D
24.8
Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa giữ
A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng.
B. Là giá trị của hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
C. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
D. Là giá trị của hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đo.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách đọc số chỉ của vôn kế
Lời giải chi tiết
Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
Đáp án C
24.9
Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch để hở?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc vôn kế
Lời giải chi tiết
Vôn kế trong sơ đồ ở hình 26.7A đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch để hở. Vì mạch điện hở nên hình B và hình C sai. Vôn kế cần mắc song song với nguồn và song song với khóa K.
Đáp án A
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 66, 67, 68, 69, 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 23. Tác dụng của dòng điện trang 60, 61, 62, 63, 64 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 22. Mạch điện đơn giản trang 59, 60 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 57, 58 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trang 55, 56, 57 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức