Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Các cơ quan trọng ống tiêu hoá bao gồm
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
32.1
Các cơ quan trọng ống tiêu hoá bao gồm:
A. miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già.
B. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, tụy, ruột non, ruột già.
C. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
D. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột non, ruột già
Phương pháp giải:
Các cơ quan trọng ống tiêu hoá bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
32.2
Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do
A. có sâu trong miệng.
B. không đánh răng thường xuyên.
C. tế bào răng bị mòn đi vì hoạt động nhai.
D. vi khuẩn hình thành các lỗ nhỏ trên rằng.
Phương pháp giải:
Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do vi khuẩn hình thành các lỗ nhỏ trên rằng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
32.3
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để thu được nội dung đúng.
Khi (1)... được nghiền nhỏ, được (2)... đầy vào hầu, thức ăn chạm vào gốc lưỡi sẽ gây phản xạ (3).., lưỡi nâng lên, đồng thời nắp thanh quản hạ xuống, bịt đường vào khí quản, khẩu cái mềm chặn đường lên khoang mũi, chỉ còn đường (4).. mở để thức ăn lọt vào nhờ các cơ ở thành thực quản co bóp đưa viên thức ăn xuống (5)....
Phương pháp giải:
1 – thức ăn, 2 – lưỡi, 3 – nuốt, 4 – thực quản, 5 – dạ dày.
Lời giải chi tiết:
Khi thức ăn được nghiền nhỏ, được lưỡi đầy vào hầu, thức ăn chạm vào gốc lưỡi sẽ gây phản xạ nuốt, lưỡi nâng lên, đồng thời nắp thanh quản hạ xuống, bịt đường vào khí quản, khẩu cái mềm chặn đường lên khoang mũi, chỉ còn đường thực quản mở để thức ăn lọt vào nhờ các cơ ở thành thực quản co bóp đưa viên thức ăn xuống dạ dày.
32.4
Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Dựa vào chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa
Lời giải chi tiết:
32.5
Các khẳng định sau đây đúng hay sai về thói quen ăn uống?
Phương pháp giải:
Dựa vào tác hại của các thói quen ăn uống
Lời giải chi tiết:
32.6
Khi nhu động ruột kém hơn bình thường hoặc khi phân trở nên cứng và khó thải ra ngoài thì được gọi là táo bón. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?
1) Ăn nhiều rau xanh
2) Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein;
3) Uống nhiều nước
4) Uống chè đặc.
A. 2, 3.
B. 1, 3.
C. 1,2.
D.1, 2, 3.
Phương pháp giải:
Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp tăng sự di chuyển của ruột và làm mềm phân, từ đó giúp giảm táo bón.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein: Hạn chế thức ăn này có thể giúp tránh gây tắc nghẽn trong đường tiêu hóa
Uống nhiều nước: Việc duy trì sự hydrat hóa cơ thể bằng cách uống đủ nước giúp phân mềm hơn và dễ dàng di chuyển qua đường tiêu hóa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng D.1, 2, 3
32.7
Hãy tưởng tượng, trong tương lai em là một bác sĩ dinh dưỡng, công việc chính là tư vấn sức khỏe và đưa ra hướng điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá và dinh dưỡng cho bệnh nhân. Em hãy phân tích các tác nhân (tác nhân sinh học, chất độc có trong thức ăn, thói quen ăn uống,..) có thể gây hại cho hệ tiêu hoá.
Phương pháp giải:
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá có thể kể đến như:
- Các tác nhân sinh học
- Các chất độc trong thức ăn, đồ uống
- Ăn không đúng cách
- Khẩu phần ăn không hợp lí
Lời giải chi tiết:
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá có thể kể đến như:
- Các tác nhân sinh học:
+ Nhóm vi sinh vật hoại sinh: Ở miệng, các vi sinh vật thường bám vào các kế rằng để lên men thức ăn, tạo ra môi trường acid làm hỏng răng. Ở ruột và dạ dày, các vi sinh vật thường gây ôi thiu thức ăn, gây rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,..
+ Nhóm sinh vật kí sinh: Giun sán kí sinh gây viêm loét niêm mạc ruột. Vi sinh vật kí sinh trong ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá gây viêm loét thành ống và tuyến tiêu hoá.
+ Nhóm vi khuẩn, virus ký sinh gây hại cho hệ tiêu hoá.
- Các chất độc trong thức ăn, đồ uống: có thể làm tê liệt lớp niêm mạc của ống tiêu hoá gây ung thư cho hệ tiêu hoá.
- Ăn không đúng cách: có thể làm hoạt động tiêu hoá kém hiệu quả, gây hại cho hệ tiêu hoá.
- Khẩu phần ăn không hợp lí: có thể gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, nôn ói,...
32.8
Tại sao chất dinh dưỡng gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ chủ yếu ở ruột non?
Phương pháp giải:
Ở dạ dày, thức ăn chưa được biến đổi xong về mặt hoá học.
Lời giải chi tiết:
- Ở dạ dày, thức ăn chưa được biến đổi xong về mặt hoá học.
- Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở ruột non vì:
+ Sau đoạn tá tràng, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lông ruột, mỗi lông ruột có vô số lồng cực nhỏ đã làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần.
32.9*
Một người ở độ tuổi 12 đến 14 có nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2 310 Kcal, trong số năng lượng đó protein chiếm 19%, lipid chiếm 13% còn lại là carbohydrate. Biết rằng: 1 gam protein oxy hoá hoàn toàn giải phóng 4,1 Kcal; 1 gam lipid oxy hóa hoàn toàn giải phóng 9,3 Kcal; 1 gam carbohydrate oxy hoá hoàn toàn giải phóng 4,3 Kcal
a) Tính tổng số gam protein, lipid, carbohydrate cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
b) Nhu cầu năng lượng của mỗi người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Phương pháp giải:
Tính số năng lượng của mỗi chất
Lời giải chi tiết:
a, Tính được số năng lượng của mỗi chất:
-
Số năng lượng Protein chiếm 19% là: 2310.19% = 438,9 Kcal
-
Số năng lượng Lipid chiếm 13% là: 2310.13% = 300,3 Kcal
-
Số năng lượng Carbohydrate chiếm 68% là: 2310.68% = 1570,8 Kcal
Tính số gam protein, lipid, carbohydrate:
-
Lượng protein là: 438,9:4,1 = 107(gam).
-
Lượng lipid là: 300,3:9,3 = 32,3 (gam).
-
Lượng carbohydrate là: 1570,8:4,3 = 365,3 (gam).
b, Nhu cầu năng lượng của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hoá cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật....
- Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người trang 93, 94 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 35 Hệ bài tiết ở người trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức