Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt. Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm.
41.1
Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.
Phương pháp giải:
Dựa vào ảnh hưởng của hormone và các yếu tố môi trường tới sinh sản ở sinh vật, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật cho phù hợp với mục đích chăn nuôi và trồng trọt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trong điều khiển sinh sản ở động vật, sử dụng hormone sẽ thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt.
41.2
Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ trong một đêm, kéo dài khoảng 15 đến 20 đêm). Biết rằng, thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè.
Phương pháp giải:
Trông trồng trọt, con người đã chủ động điều khiển sinh sản ở thực vật bằng cách sử dụng các hormone hoặc điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái vụ,… Ví dụ: cây thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè, muốn cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm (Hình 41.1).
Lời giải chi tiết:
Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng kéo dài nên vào những thời gian ngày ngắn, thắp đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kích thích cho cây phân hóa để ra hoa và tạo quả trái vụ.
41.3
Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường sử dụng biện pháp gì? Lấy ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo trong trồng trọt.
Phương pháp giải:
Con người còn trực tiếp thụ phấn cho cây, đồng thời chủ động bảo vệ và phát triển các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng năng suất quả và hạt (Hình 41.2, 41.3). Người ta còn ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa để phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn hoặc dùng khói để hun cho cây dưa chuột kích thích ra nhiều hoa cái.
Lời giải chi tiết:
Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường thụ phấn nhân tạo cho cây. Ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo: bầu, bí, mướp, na, dưa chuột, bưởi,…
41.4
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
Phương pháp giải:
Dựa vào ảnh hưởng của hormone và các yếu tố môi trường tới sinh sản ở sinh vật, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật cho phù hợp với mục đích chăn nuôi và trồng trọt.
Lời giải chi tiết:
1 - Đ; 2 - Đ; 3 - Đ; 4 - Đ; 5 - S.
41.5
Nghiên cứu những thí nghiệm dưới đây rồi rút ra nhận xét về sự sinh sản của động vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của môi trường.
Thí nghiệm 1: Gà mái thường đẻ 1 quả trứng/ngày, khi tăng chế độ chiếu sáng lên 16 giờ/ngày thì gà đẻ 2 quả trứng/ngày.
Thí nghiệm 2: Cá rô phi Việt Nam có nguồn gốc ở vùng xích đạo, nơi nhiệt độ trung bình là 300C, mỗi năm đẻ 11 lứa. Nếu nuôi cá ở nhiệt độ từ 160C đến 180C thì cá ngưng sinh sản.
Thí nghiệm 3: Có đẻ rộ trong tháng 4 nên sau khi đẻ, khối lượng hai buồng trứng giảm. Sau đó, nếu được ăn đầy đủ thì đến tháng 10, hai buồng trứng phục hồi khối lượng và lại có khả năng sinh sản.
Phương pháp giải:
Sự sinh sản của động vật phụ thuộc vào các yếu tố bên trong là các hormone và các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng,…
Lời giải chi tiết:
Ở thí nghiệm 1, sự sinh sản của gà phụ thuộc vào chế độ chiếu sáng.
Ở thí nghiệm 2, khả năng sinh sản của cá rô phi Việt Nam phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ở thí nghiệm 3, khả năng sinh sản ở cóc phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.
Như vậy, nhiệt độ, chế độ chiếu sáng và dinh dưỡng phù hợp sẽ làm tăng khả năng sinh sản ở động vật.
41.6
Một trang trại nuôi bò lấy thịt có số lượng bò đực rất lớn. Theo em, để duy trì nguồn bò đực với số lượng lớn, trang trại này nên thực hiện biện pháp gì?
Phương pháp giải:
Con người chủ động điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật bằng cách sử dụng các hormone nhân tạo và điều chỉnh các yếu tố bên ngoài phù hợp với mục đích chăn nuôi và trồng trọt.
Lời giải chi tiết:
Để tăng số lượng con đực trong đàn vật nuôi, biện pháp nên thực hiện là lựa chọn tinh trùng (quy định giới tính đực), đem thụ tinh với trứng để tạo ra thế hệ con mang giới tính mong muốn.
41.7
Tại sao cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.
Phương pháp giải:
Tăng sinh sản ở động vật đem lại hiệu quả kinh tế cho con người.
Tăng dân số người có thể dẫn đến bùng nổ dân số gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, tạo gánh nặng lên giáo dục, y tế, xã hội,…
Lời giải chi tiết:
Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, cần điều chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở,…) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai.
Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khỏe mạnh.
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống