Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình. Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào.
28.1
Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải ra O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.
Phương pháp giải:
Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp, còn ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện ở cả quá trình quang hợp và hô hấp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
28.2
Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
A. Quang hợp và thoát hơi nước.
B. Hô hấp.
C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp và hô hấp.
Phương pháp giải:
Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp, còn ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện ở cả quá trình quang hợp và hô hấp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình quang hợp và hô hấp.
28.3
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Phương pháp giải:
Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
Trao đổi khí ở thực vật thông qua khí khổng.
Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường.
Trong hô hấp, quá trình này diễn ra ngược lại, khí O2 khuếch tán vào lá và khí CO2 khuếch tán ra môi trường qua khí khổng.
Ngoài chức năng trao đổi khí, khí khổng còn thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng bằng cách CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
28.4
Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin nói về trao đổi khí ở động vật và thực vật.
Khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước, …(1)… mở CO2 từ môi trường khuếch tán vào tế bào lá và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra ngoài môi trường trong quá trình …(2)…, ngược lại O2 từ ngoài môi trường khuếch tán vào tế bào lá và CO2 từ tế bào lá khuếch tán ra ngoài môi trường trong quá trình …(3)… . Khí CO2 do con người và động vật thải ra cung cấp cho cây xanh thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra O2 cung cấp cho hoạt động …(4)… của con người và động vật. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh sẽ giúp cho hoạt động …(5)… ở sinh vật diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Phương pháp giải:
Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
Trao đổi khí ở thực vật thông qua khí khổng.
Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường.
Trong hô hấp, quá trình này diễn ra ngược lại, khí O2 khuếch tán vào lá và khí CO2 khuếch tán ra môi trường qua khí khổng.
Ngoài chức năng trao đổi khí, khí khổng còn thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây.
Ở hầu hết thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất vào chiều tối.
Lời giải chi tiết:
(1) khí khổng
(2) quang hợp
(3) hô hấp
(4) hô hấp
(5) trao đổi khí
28.5
Các khẳng định sau đây là đúng hay sai?
Phương pháp giải:
Trao đổi khí ở thực vật thông qua khí khổng.
Tế bào khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.
Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường.
Trong hô hấp, quá trình này diễn ra ngược lại, khí O2 khuếch tán vào lá và khí CO2 khuếch tán ra môi trường qua khí khổng.
Ngoài chức năng trao đổi khí, khí khổng còn thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây.
Ở hầu hết thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất vào chiều tối.
Lời giải chi tiết:
1 -S; 2 - Đ; 3 - S; 4 - Đ.
28.6
Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Phương pháp giải:
Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở lá cây). Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày (Hình 28.1).
Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.
Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước.
Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước.
Lời giải chi tiết:
Khí khổng là cơ quan trao đổi khí ở thực vật. Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá. Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.
Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước.
28.7
Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi.
Phương pháp giải:
Một số gia đình có thói quen sưởi ấm bằng than vào mùa đông hoặc ủ bếp than tổ ong trong nhà phục vụ cho việc đun nấu. Việc làm đó dẫn đến nguy cơ ngạt khí cho con người do khí than chứa nhiều CO và CO2 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, không nên sưởi ấm bằng cách đốt than, củi trong phòng kín; luôn giữ môi trường sống thông thoáng; trồng nhiều cây xanh để có không khí trong lành, giúp chúng ta có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Lời giải chi tiết:
Khi sưởi ấm bằng cách đốt than, củi trong phòng kín, lượng khí O2 trong phòng tiêu hao dần, đồng thời sinh ra khí CO và CO2 trong quá trình cháy. Khi hít vào cơ thể, CO và CO2 sẽ thay thế O2 liên kết với tế bào hồng cầu dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu O2, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than, củi, nên mở cửa để khí lưu thông, không đốt than, củi khi ngủ.
28.8
Tại sao khi ở trong phòng kín đông người một thời gian thì nhịp hô hấp của cơ thể thường tăng? Em hãy đề xuất biện pháp để quá trình trao đổi khí ở người diễn ra thuận lợi khi ở trong phòng đông người, phòng ngủ, lớp học,…
Phương pháp giải:
Cơ thể rất cần Oxygen để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
Tại nơi mà hàm lượng Oxygen trong không khí thấp thì theo cơ chế cân bằng nội môi cơ thể sẽ có những phản ứng để tăng cường hấp thụ Oxygen vào trong cơ thể hơn. Ví dụ khi ở vùng cao hoặc trong khu vực đông người, hàm lượng oxygen bị thiếu hụt thì nhịp tim, nhịp hô hấp sẽ tăng nhanh, tim sẽ tống máu chứa O2 đi nhanh hơn đến tế bào để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
Lời giải chi tiết:
Trong phòng kín đông người, lượng CO2 ngày càng tăng còn O2 ngày càng giảm do quá trình trao đổi khí của cơ thể dẫn đến không khí hít vào thiếu O2, vì vậy nhịp hô hấp tăng để lấy đủ O2 cho cơ thể.
Để quá trình trao đổi khí ở người diễn ra thuận lợi, trong các phòng đông người, cần đảm bảo thông thoáng khí bằng các biện pháp như mở cửa hoặc lắp quạt thông gió,…
- Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 65, 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 68, 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống