Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông trang 35, 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Xe buýt chạy trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ v nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của H11.1?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
11.1
Xe buýt chạy trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ v nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của H11.1?
A. 50 km/h < v < 80 km/h.
B. 70 km/h < v < 80 km/h.
C. 60 km/h < v < 70 km/h.
D. 50 km/h < v < 60 km/h.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D. 50 km/h < v < 60 km/h.
11.2
Ô tô chạy trên đường cao tốc có biển báo tốc độ như H11.2 với tốc độ v nào sau đây là an toàn?
A. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 120 km/h.
B. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.
C. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 110 km/h.
D. Khi trời nắng: v > 120 km/h.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.
11.3
Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25 m/s
A. 35m B. 55m
C. 70m D. 100m
Phương pháp giải:
- Đổi tốc độ của ô tô về đơn vị km/h, sau đó so sánh với bảng 11.1 để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C. 70m
Đổi: 25 m/s = 90 km/h
v = 90 km/h nằm trong khoảng giá trị ở trường hợp thứ 3 trong bảng, ứng với khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m.
11.4
Camera của thiết bị bắn tốc độ đặt trên đường bộ có giải phân cách cứng ghi được thời gian của một ô tô tải chở 4 tấn hàng chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 10m là 0,50s. Hỏi xe có vi phạm quy định về tốc độ tối đa trong hình 11.1 không?
Phương pháp giải:
- Tính tốc độ của mô tô: \(v = \frac{s}{t}\) ra đơn vị km/h
- So sánh với quy định trong H11.1, chú ý khối lượng xe tải so với quy định.
Lời giải chi tiết:
Tốc độ của xe tải là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{10}}{{0,5}} = 20(m/s) = 72(km/h)\)
Xe đã vượt quá tốc độ tối đa quy định trong H11.1: xe tải trên 3,5 tấn chỉ được chạy tốc độ tối đa 70 km/h.
11.5
Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 70 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong bảng 11.1 không? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Qui tắc “3 giây” dùng để tính gần đúng khoảng cách an toàn với xe trước:
Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3(s)
Lời giải chi tiết:
Đổi 70 km/h = 19,4 m/s
Khoảng cách an toàn đối với tốc độ tính theo nguyên tắc “3 giây” là:
s = 19,4 . 3 = 58,2 (m)
Theo bảng 11.1, khoảng cách an toàn tối thiểu với tốc độ 60 < v < 80 km/h là 55m. Vì 58,2 > 55m, nên xe tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu.
11.6
a) Dựa vào bảng 11.2, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi số vụ tai nạn giao thông hàng năm trong bảng thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia: trục tung biểu diễn số vụ tai nạn được làm tròn tới hàng trăm (theo nguyên tắc từ 50 trở lên coi là 100; dưới 50 coi là 0), trục hoành biểu diễn thời gian theo đơn vị năm.
b) Hãy dựa vào đồ thị để đưa ra nhận xét về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta từ năm 2016 đến năm 2020.
Phương pháp giải:
- Làm tròn số vụ tai nạn giao thông theo quy tắc.
- Trên các trục tọa độ, lấy đúng tỉ lệ.
- Đồ thị có hướng đi xuống, chứng tỏ số vụ tai nạn giảm dần và ngược lại.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có bảng giá trị
Năm |
Số vụ tai nạn giao thông |
2016 |
21 600 |
2017 |
20 100 |
2018 |
18 200 |
2019 |
17 600 |
2020 |
14 500 |
Đồ thị như hình:
b) Nhận xét: Đồ thị đang có hướng đi xuống, chứng tỏ số vụ tai nạn giao thông ở nước ta từ năm 2016 đến năm 2020 giảm dần.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống