Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
31.1
Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
(1) Rửa tay trước khi ăn.
(2) Ăn chín, uống sôi.
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.
(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (5), (6).
Phương pháp giải:
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong ống tiêu hóa cũng như cơ thể như vi khuẩn, nấm có trong thức ăn bị ôi thiu; giun, sán sống kí sinh trong ruột có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể. Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như ăn vội vàng, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ hay khẩu phần ăn không hợp lí,…
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Những hoạt động giúp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh như:
- Rửa tay trước khi ăn.
- Ăn chín, uống sôi.
- Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu
31.2
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1 000 mL.
D. 3 000 mL.
Phương pháp giải:
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà ta cần bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
1kg cần 40 mL nước trong 1 ngày => 50 kg cần 40 x 50 = 2000 mL nước trong một ngày.
31.3
Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?
(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.
(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
(6) Kiểm tra sức khỏe định kì.
A. (1), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (5), (6).
Phương pháp giải:
Để bảo vệ hệ tim mạch ta cần:
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, không dư thừa đặc biệt là thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Ngủ nghỉ đúng giờ
- Giữ tinh thần luôn lạc quan
- …
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Những hoạt động giúp bảo vệ hệ tim và mạch máu luôn khỏe mạnh là:
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
- Kiểm tra sức khỏe định kì.
31.4
Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Các tế bào và cơ quan trọng cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi …(1)… và các chất dinh dưỡng. Oxygen được lấy từ …(2)… còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp. Quá trình trao đổi chất ở các tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan sẽ sản sinh ra các …(3)… Những sản phẩm này cần được vận chuyển đến cơ quan …(4)… để thải ra ngoài …(5)… là hệ cơ quan thực hiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
Phương pháp giải:
Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi oxygen và các chất dinh dưỡng. Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp. Quá trình trao đổi chất ở các tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan sẽ sản sinh ra các sản phẩm thải (trong đó có CO2). Những sản phẩm này cần được vận chuyển đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan thực hiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu có màu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu có màu đỏ thẫm và trở về tim (Hình 31.5).
Lời giải chi tiết:
(1) oxygen
(2) phổi
(3) sản phẩm độc hại
(4) bài tiết
(5) hệ tuần hoàn
31.5
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
Phương pháp giải:
Nhu cầu nước khác nhau phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,…
Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi oxygen và các chất dinh dưỡng. Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp. Quá trình trao đổi chất ở các tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan sẽ sản sinh ra các sản phẩm thải (trong đó có CO2). Những sản phẩm này cần được vận chuyển đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan thực hiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu có màu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu có màu đỏ thẫm và trở về tim (Hình 31.5).
Lời giải chi tiết:
1 - Đ; 2 - Đ; 3 - S; 4 - Đ; 5 - S.
31.6
Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại.
Phương pháp giải:
Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu có màu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu có màu đỏ thẫm và trở về tim (Hình 31.5).
Lời giải chi tiết:
Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
31.7
Ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nguy cơ mạch máu bị xơ vữa, có nhiều mảng bám làm cho lòng mạch hẹp lại. (Hình 31) Theo em, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự lưu thông máu trong mạch và sức khỏe của cơ thể? Để sự vận chuyển các chất trong cơ thể được thuận lợi, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và vận động như thế nào?
Phương pháp giải:
Ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate khiến cho năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày bị dư thừa so với nhu cầu dẫn đến béo phì. Thừa cân nghiêm trọng có thể gây ra tổn thương các khớp tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch.
Vì vậy cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thể thao hợp lý để giảm lượng chất béo vào trong cơ thể và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng trong cơ thể để không bị dư thừa.
Lời giải chi tiết:
Lòng mạch hẹp làm cho lượng máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể chậm hơn, gây thiếu máu cục bộ cho các vùng của cơ thể. Nếu nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn dẫn đến vỡ mạch máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra ở mạch máu nuôi não và tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ, để lại nhiều di chứng như liệt, nói ngọng,… thậm chí tử vong.
Vì vậy, cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm tiêu thụ các chất béo, tập thể dục thường xuyên, ngủ nghỉ đúng giờ để hạn chế việc tích lũy chất béo trong lòng mạch máu giúp máu được vận chuyển bình thường trong mạch máu.
31.8
Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của người, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau và rút ra nhận xét về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa.
Phương pháp giải:
Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa.
Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Giai đoạn 3: Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.
Lời giải chi tiết:
- Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 68, 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 65, 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống