Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp trang 56, 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là. Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng cây ưa bóng. Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau.
23.1
Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Phương pháp giải:
Ánh sáng, nhiệt độ, khí carbon dioxide và nước là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp gồm có nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
23.2
Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng cây ưa bóng.
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng.
Phương pháp giải:
Mỗi loài cây có nhu cầu khác nhau về ánh sáng. Những cây sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa… lá cây ưa sáng. Cây ưa bóng như lá lốt, trầu không,… thường sống ở nơi bóng râm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh như phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa,…
Cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng như lá lốt, trầu không,…
23.3
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
Phương pháp giải:
1. Ánh sáng
Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị "đốt nóng", làm giảm hiệu quả quang hợp. Mỗi loài cây có nhu cầu khác nhau về ánh sáng. Những cây sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa… lá cây ưa sáng. Cây ưa bóng như lá lốt, trầu không,… thường sống ở nơi bóng râm.
2. Nước
Nước có ảnh hưởng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.
Khi tế bào lá cây mất nước, khí khổng đóng lại, hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn. Cây được cung cấp đủ nước, khí khổng mở giúp carbon dioxide dễ dàng khuếch tán vào bên trong lá, tăng hiệu quả quang hợp.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 250C đến 350C. Nhiệt độ quá cao (trên 400C) hay quá thấp (dưới 100C) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.
Lời giải chi tiết:
2 - Sai vì khi cường độ ánh sáng tăng quá cao sẽ đốt nóng lá, dẫn đến giảm cường độ quang hợp. Cường độ quang hợp chỉ tăng theo cường độ ánh sáng đến một mức độ nhất định.
23.4
Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Quang hợp hấp thụ khí …(1)… góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp …(2)… cho hô hấp của các sinh vật và …(3)… .Quang hợp tạo …(4)… là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, …(5)… cho cơ thể thực vật và các sinh vật dị dưỡng, đồng thời cung cấp …(6)… cho ngành công nghiệp và dược liệu cho con người.
Phương pháp giải:
Quang hợp ở cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên và đời sống con người như cung cấp chất hữu cơ cho mọi sinh vật; cân bằng, điều hòa khí trong không khí, giảm hiệu ứng nhà kính,… Chính vì vậy, việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh là rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên và tuyên truyền rộng rãi tới mọi người.
Bên cạnh việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là bảo vệ bộ lá - bộ máy quang hợp của cây xanh, cần điều chỉnh hợp lí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân,… giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao.
Lời giải chi tiết:
Quang hợp hấp thụ khí carbon dioxide góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp oxygen cho hô hấp của các sinh vật và điều hòa không khí. Quang hợp tạo chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể thực vật và các sinh vật dị dưỡng, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và dược liệu cho con người.
(1) carbon dioxide
(2) oxygen
(3) điều hòa không khí
(4) chất hữu cơ
(5) năng lượng
(6) nguyên liệu
23.5
Kể tên các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó.
Phương pháp giải:
Mỗi loài cây có nhu cầu khác nhau về ánh sáng. Những cây sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa… lá cây ưa sáng. Cây ưa bóng như lá lốt, trầu không,… thường sống ở nơi bóng râm.
Lời giải chi tiết:
Nhiều loại cây cảnh được trồng để trong nhà như: cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh, cây kim tiền,… Những cây này là cây ưa bóng, vì thế nếu trồng trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá cây quang hợp, cung cấp chất hữu cơ cho cây nên cây vẫn tươi tốt.
23.6
Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhỏ trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà.
Phương pháp giải:
Khi mật độ sinh vật quá dày sẽ dẫn đến sự cạnh tranh nguồn sống. Cạnh tranh nguồn sống làm cho những cá thể sinh vật bị thiếu hụt nguồn sống sẽ bị đào thải. Cụ thể, khi mật độ thực vật dày thì cạnh tranh ánh sáng, nước, chất khoáng,… sẽ làm cho những loài thực vật bị giảm sự sinh trưởng và phát triển do thiếu hụt nguồn sống.
Lời giải chi tiết:
Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây, dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (nguyên liệu của quang hợp); cây bị che lấp lẫn nhau, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc. Do đó, khi cây mọc với mật độ quá dày thì nên tỉa bớt để cây có đủ ánh sáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.
23.7
Theo em, hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Qua đó em muốn gửi thông điệp gì đến bạn bè và người thân? Em sẽ có những hành động cụ thể gì để thực hiện thông điệp đó?
Phương pháp giải:
Con người có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
Lời giải chi tiết:
Trồng và bảo vệ cây xanh để giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa không khí.
Mọi người cần tham gia hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh.
Thông điệp "Hãy trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh".
Môi trường cần oxygen để làm trong lành không khí như cơ thể chúng ta cần oxygen để thở.
Hành động: Tuyên truyền và thực hiện trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh ở trường học, trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt là các khu đông dân, nơi có nhiều nhà máy, khu công nghiệp để điều hòa không khí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh trang 57, 58, 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25: Hô hấp tế bào trang 59, 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 61, 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống