A. Hoạt động thực hành - Bài 60 : Em ôn lại những gì đã học>
Giải Bài 60 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 9, 10 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Chơi trò chơi " Đố bạn":
a) Em viết công thức tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang và nói cho bạn nghe cách tính.
b) Em lấy ví dụ rồi đố các bạn thực hiện tính, chẳng hạn :
+ Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy 5cm, chiều cao 7cm.
+ Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 8cm và 7cm, chiều cao 4cm.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang đã học :
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Lời giải chi tiết:
a) • Công thức tính diện tích tam giác :
\(S = \displaystyle {{ a \times h} \over 2}\)
trong đó \(S\) là diện tích; \(a\) là độ dài cạnh đáy; \(h\) là chiều cao.
Cách tính : Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
• Công thức tính diện tích hình thang :
\(S = \displaystyle {{\left( {a + b} \right) \times h} \over 2}\)
trong đó \(S\) là diện tích; \(a,\,b\) là độ dài các cạnh đáy; \(h\) là chiều cao.
Cách tính : Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
b) Thực hiện ví dụ :
• Diện tích hình tam giác đó là :
\(S = \displaystyle {{ 5 \times 7} \over 2}=17,5\;(cm^2)\)
• Diện tích hình thang đó là :
\(S = \displaystyle {{\left( {8 + 7} \right) \times 4} \over 2}=30\;(cm^2)\)
Câu 2
Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài cạnh góc vuông là :
Phương pháp giải:
Diện tích hình tam giác vuông bằng tích độ dài của hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích hình tam giác vuông là:
\(\dfrac{5 \times 6}{2}=15 \;(cm^2)\)
b) Diện tích hình tam giác vuông là:
\(S =\dfrac{3,2\times 2,5}{2}= 4\; (m^2)\)
c) Diện tích hình tam giác vuông là:
\(S =\displaystyle {{{5 \over 6} \times {3 \over 8}} \over 2} = {5 \over {32}}\;(m^2)\)
Câu 3
Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
Phương pháp giải:
- Tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị ) rồi chia cho 2.
- Tính diện tích tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều chiều cao (cùng một đơn vị ) rồi chia cho 2.
Lời giải chi tiết:
Hình thang ABED có đáy nhỏ là AB và đáy lớn là DE, chiều cao AH.
Diện tích của hình thang ABED là :
\(\dfrac{(1,5+2,4) \times 1,2}{2} = 2,34\;(dm^2)\)
Chiều cao của hình tam giác BEC bằng độ dài đoạn AH và bằng \(1,2dm\).
Diện tích của hình tam giác BEC là:
\(\dfrac{1,8 \times 1,2}{2} = 1,08\;(dm^2)\)
Vậy diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC số dm là:
\(2,34 - 1,08 = 1,26 (dm^2)\)
Đáp số: \(1,26 dm^2.\)
Câu 4
Giải bài toán sau:
Trên một mảnh vườn hình thang (như hình vẽ), người ta sử dụng 30% diện tích để trồng rau cải và 25% diện tích để trồng su hào.
Hỏi :
a) Diện tích trồng rau cải là bao nhiêu mét vuông ?
b) Diện tích trồng su hào là bao nhiêu mét vuông ?
Phương pháp giải:
- Tính diện tích mảnh vườn ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Tính diện tích trồng rau cải = diện tích mảnh vườn : 100 × 30.
- Tính diện tích trồng su hào = diện tích mảnh vườn : 100 × 25.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích của mảnh vườn hình thang là:
\(\dfrac{(40+70) \times 30}{2} = 1650\;(m^2)\)
Diện tích trồng rau cải là :
\(1650 : 100 \times 30 = 495\; (m^2)\)
b) Diện tích trồng su hào là :
\(1650 : 100 \times 25= 412,5 \;(m^2)\)
Đáp số: Rau cải : \(495 m^2\;;\)
Su hào : \(412,5 m^2.\)
Loigiaihay.com