Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Củ Chi

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Củ Chi với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


Phần đọc hiểu văn bản (3điểm)

                        Đọc kỹ bài ca dao và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: (0,5 điểm)

            Vì sao “Anh” lại “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”?

Câu 2 (1,5 điểm)

            Tìm và nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ nổi bật trong bài ca dao.

Câu 3 (1 điểm)

            Theo em, đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu “Nhớ ai dãi nắng dầm sương” là chỉ ai? Vì sao em xác định như vậy?

Phần tao lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

            “Tâm lý chưa đi đã sợ không tới, chưa làm đã sợ không xong ... là những rào cản cản trở lớn nhất mà người ta tự dựng lên cho mình trong quá trình hình thành nhân cách. Nếu như không gạt bỏ những sợ hãi luôn vây lấy mình như sợ khó, sợ thất bại ... thì đến bao giờ ta mới chạm được những gì ta muốn, chưa nói đến việc có thành công không.”

(Khi người ta trẻ - Báo Thanh niên)

            Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (4 điểm)

            Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Mỗi tác phẩm là tiếng lòng mang nhiều nỗi niềm, khát vọng của tác giả gửi đến người đọc. Tác phẩm nào ở học kì 1 trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để lại trong lòng em ấn tượng khó quên? Hãy trình bày cảm nhận của em về tác phẩm đó?

Đề 2: Chiến tranh đã khép lại nhưng vết thương của chiến tranh để lại trong lòng người vẫn còn đó với nỗi đau day dứt khôn nguôi cho những người ở lại. Em hãy chọn trong vai nhân vật bé Thu hoặc ông Sáu kể lại cuộc gặp gỡ và chia ly của cha con đầy xúc động đã làm se thắt bao trái tim người đọc.

.................................Hết................................

Lưu ý: Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Nhân vật trữ tình “Anh” “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” vì đây là những thứ bình dị, gần gũi, thân thương làm cho nhân vật trữ tình dù đi xa cũng không thể quên được những thứ quá đỗi thân thương ấy.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, hiểu, tìm ý

*Cách giải:

- Biện pháp tu từ nổi bật: điệp từ “nhớ”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh những nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Đồng thời bày tỏ tình cảm tha thiết, gắn bó của nhân vật với những điều thân thương nơi quê nhà.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

- Đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu “Nhớ ai dãi nắng dầm sương” có thể là chỉ cô gái nơi quê nhà - người thầm thương của chàng trai; cũng có thể chỉ những người dân lao động nơi quê hương của anh.

- Sở dĩ có câu trả lời đó vì dựa vào từ ngữ “dãi nắng dầm sương”. Đây là thành ngữ chỉ sự vất vả trong lao động. Đây có thể chỉ những người lao động cực nhọc chân lấm tay bùn nơi thông quê của anh, hoặc chỉ cô thôn nữ - người thương của anh.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1:

*Phương pháp: giải thích, phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết văn bản nghị luận xã hội và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: văn bản xoay quanh nội dung: gạt bỏ những tâm lí sợ hãi trên đường tìm kiếm thành công. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Hướng dẫn cụ thể:

*Giới thiệu vấn đề: tâm lí sợ hãi trong giới trẻ hiện nay.

*Giải thích vấn đề

- “Tâm lí sợ hãi” là chỉ nỗi sợ thường trực, sự nhút nhát của con người và không dám dấn thân làm việc gì.

-> Tâm lí sợ hãi có tác hại kìm chế sự phát triển của con người và khó đạt được thành công trong cuộc sống.

*Phân tích, bàn luận vấn đề

- Cuộc đời của mỗi người là một hành trình rất dài và gặp nhiều khó khăn, bởi vậy trên hành trình đó chúng ta phải mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn, chông gai của cuộc đời.

- Luôn tiến về phía trước thì con người ta mới bắt kịp được thời đại. Tiến về phía trước để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội.

- Tâm lí sợ hãi sẽ khiến chúng ta không làm được việc gì, và làm con người thu mình dần vào trong nỗi sợ, dẫn đến không bắt kịp thời đại.

- Mỗi người cần phải rèn luyện sự nhanh nhạy và có ý thức thay đổi.

- Phê phán những bạn trẻ có thái độ sống trì trệ, thụ động, nhút nhát, yếu đuối, sợ hãi.

*Liên hệ bản thân

*Tổng kết

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Đề 1:

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Học sinh tự chọn tác phẩm và trình bày cảm nhận của mình về nỗi niềm, khát vọng của tác giả gửi qua tác phẩm đó.

Đề 2:

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Yêu cầu người viết nhập thân vào nhân vật ông Sáu hoặc bé Thu trong tác phẩm để bày tỏ cảm xúc, tâm sự của mình và kể lại cuộc gặp gỡ và chia ly của cha con.

Hướng dẫn cụ thể:

a. Đóng vai nhân vật bé Thu:

- Thí sinh kể theo sự sáng tạo của mình.

- Bài làm nêu lên cảm xúc của mình qua các chặng thời gian:

+ Trước khi nhận ra cha: thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh, cứng đầu.

+ Sau khi nhận ra cha: yêu thương và tự hào về người cha vĩ đại và ân hận vì những ngày không chịu nhận cha.

b. Đóng vai nhân vật ông Sáu:

- Thí sinh kể theo sự sáng tạo của mình.

- Bài làm nêu lên cảm xúc của mình qua các chặng không gian:

+ Lúc ở rừng: thương nhớ, khao khát được gặp con.

+ Ở bến xuồng: xúc động mạnh mẽ, đau khổ rồi thất vọng.

+ Ba ngày ở nhà: không đi đâu xa, chỉ ở nhà để gần con nhưng con lại không nhận => càng thêm khổ tâm và thất vọng.

+ Lúc trở lại rừng: thương con, ân hận vì đã đánh con và làm chiếc lược ngà để tặng con như lời đã hứa.

=> Bày tỏ cảm xúc về những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã để lại nỗi đau, những mất mát, sự chia ly cho những người vô tội.

Tổng kết.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí