Giải cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 và tập 2 Tuần 34 - Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56, 57, 58


Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tuần 34 câu 1, 2, 3, 4 trang 56, 57, 58 với lời giải dễ hiểu. Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Quyển sổ liên lạc

            Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

            Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:

            - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy giáo còn chê?

            Bố bảo:

            - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.

            - Thế bố có được thầy khen không ạ?

            Giọng bố buồn hẳn:

            - Không con ạ! Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.

(Theo Nguyễn Minh)

a/ Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì?

b/ Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì?

c/ Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?

Phương pháp giải:

a) Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b) Trong quyển sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo đã phê điều gì? Có gì giống với sổ liên lạc của Trung?

c) Con đọc câu cuối cùng mà bố đã trả lời Trung ở cuối bài.

Lời giải chi tiết:

a) Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

b) Trong sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo cũng phê rằng chữ của bố nguệch ngoạc cần luyện viết nhiều hơn nữa. Thế nhưng thời điểm hiện tại thì chữ của bố Trung lại rất đẹp. Bố đưa sổ liên lạc cũ của mình cho Trung xem để Trung có thể nhìn vào đó cố gắng phấn đấu luyện viết chữ thật đẹp, giống như bố mình trước đây đã làm được.

c) Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ là bởi vì năm bố học lớp ba, thầy giáo cũ đã đi bộ đội rồi hi sinh.

Câu 2

Khoanh vào các câu nói về tinh thần lạc quan, yêu đời

a. Giấy rách phải giữ lấy lề.

b. Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c. Lời ngọt lọt đến xương.

d. Thua keo này ta bày keo khác.

e. Có công mài sắt có ngày nên kim

Phương pháp giải:

Lạc quan – yêu đời là thái độ điềm tĩnh, an nhiên trước những sự việc, những tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan – yêu đời đó là:

b. Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

Câu 3

Gạch dưới các từ ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a. Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b. Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c. Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d. Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúa nước.

Phương pháp giải:

Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với và trả lời cho các câu hỏi bằng cái gì?, Với cái gì?

Lời giải chi tiết:

a. Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b. Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c. Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d. Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúa nước.

Loigiaihay.com

Câu 4

Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào các câu trong đoạn văn sau. Viết lại đoạn văn đã thêm trạng ngữ vào chỗ trống.

Những con thú trong rừng họp bàn cách giết Hổ. Bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Phương pháp giải:

Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở màn bằng các từ bằng, với và trả lời cho các câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?

Lời giải chi tiết:

Bằng sự đồng tâm hiệp lực, những con thú trong rừng  họp bàn cách giết Hổ. Nhờ kinh nghiệm và sự thông thái, bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 21 phiếu
  • Giải câu 5, 6, 7, vui học trang 58, 59

    Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 2 tuần 34 câu 5, 6, 7, vui học trang 58, 59 với lời giải chi tiết. Câu 5: Điền trạng ngữ chỉ phương tiện vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí