Giải cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 và tập 2 Tuần 16 - Cùng em học Tiếng Việt 4

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 57, 58


Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 tuần 16 câu 1, 2, 3, 4 trang 57, 58 với lời giải chi tiết. Câu 4: Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

            Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một túi khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

            Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

            Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đâu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kề kề bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

            Lúc ấy, thầy giáo mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng  vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà còn là một món quà tốt đẹp ta dành tặng bản thân mình.

(Theo Gia đình Online)

a/ Thầy giáo mang túi nhựa và khoai tây đến lớp để làm gì?

b/ Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái cho các bạn học sinh?

c/ Vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

d/ Em học được điều gì qua câu chuyện trên?

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b. Em chú ý đọc đoạn văn thứ ba.

c. Em chú ý tới lời thầy giáo nói ở đoạn văn cuối cùng.

d. Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Thầy giáo mang túi nhựa và khoai tây đến lớp để yêu cầu các bạn viết tên những người mình không ưa lên củ khoai tây sau đó mang những túi khoai tây bên mình trong một tuần.

b. Điều phiền toái mà túi khoai tây mang lại cho các bạn học sinh là : càng ngày túi khoai tây càng trở nên nặng nề và tồi tệ hơn khi nó bắt đầu thối rữa và rỉ nước.

c. Nên có lòng vị tha, thông cảm cho lỗi lầm của người khác vì đó là món quà quý giá ta dành tặng mọi người. Chính lòng oán hận và thù ghét làm chúng ta trở nên nặng nề và khổ sở hơn.

d. Qua câu chuyện, em học được bài học : biết thông cảm và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 2

Trong những trò chơi, đồ chơi: kéo co, bắn bi, điện tử, rồng rắn lên mây, cờ vua những trò chơi nào có hại?

Phương pháp giải:

Những trò chơi, đồ chơi có hại là những thứ gây hại cho con người về mặt sức khỏe và tinh thần.

Lời giải chi tiết:

- Trò chơi có hại cho sức khỏe là điện tử, nếu như chơi điện tử quá nhiều có thể ảnh hưởng đến mắt và tinh thần của người chơi.

Câu 3

Viết câu kể:

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

c. Về hình dáng chiếc cặp em đang dùng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để viết theo nội dung đã cho.

Lời giải chi tiết:

a. Buổi sáng chủ nhật, sau khi ăn sáng xong, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

b. Hoàng Lan là một cô gái rất dịu dàng, nữ tính và chăm chỉ học tập.

c. Chiếc cặp của em có hình chữ nhật.

Câu 4

Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây:

            Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

Phương pháp giải:

* Câu kể (hay còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

* Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường có dấu chấm.

Lời giải chi tiết:

Các câu kể trong đoạn văn đã cho đó là:

            Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 30 phiếu
  • Giải câu 5, 6, 7, vui học trang 59, 60, 61

    Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 16 câu 5, 6, 7, vui học trang 59, 60, 61 với lời giải chi tiết. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu kể? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí