Giải câu 1, 2, 3 trang 31, 32, 33>
Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 tuần 27 câu 1, 2, 3 trang 31, 32, 33 với lời giải chi tiết. Câu 2. Đọc những đoạn văn sau rồi gạch dưới câu khiến có trong mỗi đoạn:
Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Trần Quốc Toản đại chiến với Ô Mã Nhi
Trần Quốc Toản cưỡi tuấn mã màu đen, phi nước đại. Phía trước, lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được một tiểu tướng giương cao đang lao vun vút.
Cách giặc chừng hai tầm tên, Quốc Toản ghìm ngựa. Bên giặc có hai tên phi ngựa ra thách đấu. Hai tiểu tướng của ta nghênh chiến. Đánh nhau mười hiệp, tướng giặc vờ chém hụt rồi bỏ chạy. Quân ta không đuổi. Giặc nổi kèn xung trận. Một viên hổ tướng vọt ngựa lên, thét lớn:
- Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây. Mau xuống ngựa chịu trói đi!
Quốc Toản thúc ngựa vút lên, huơ đao chém, Ô Mã Nhi né. Quốc Toản quấn chặt Ô Mã Nhi với những đường linh lợi. Ô Mã Nhi dùng đại đao đánh, đỡ chắc, kín, nặng về thế thủ, muốn nhằm sơ hở của Quốc Toản mà hạ chàng.
Giao tranh hơn ba trăm hiệp, ánh đao chợt lóe lên, Ô Mã Nhi bấm ngựa nhảy dài, dùng miếng đà đao của Quan Vân Trường. Quốc Toản đặt ngang cây đao trước ngực, khanh khách cười . Ô Mã Nhi quay ngựa lại, bốn mắt nhìn nhau nảy lửa, Quốc Toản thét: “Tên giặc kia! Ta quyết không cho mi thoát”. Ô Mã Nhi cũng thét: “Thằng nhãi kia! Ta sẽ lấy đầu mi treo cổ ngựa”.
Hai viên tướng lại xông lên, Ô Mã Nhi kinh ngạc trước viên tướng thiếu niên mặt non choẹt mà thông minh, can trường. Hắn giở tiếp đánh dấn mấy đường đao, vờ chém hụt. Biết mẹo của hắn, Lê như Hổ lập tự nổi trống thu quân. Quốc Toản quay ngựa. Ô Mã Nhi huơ đao làm hiệu. KỊ Binh hai cánh xông ra định chụp lấy Quốc Toản những tuấn mã đã phóng như bay đưa chàng về trại.
Khi giặc hùng hổ xông lên, quân ta nhất tề bắn nỏ. Người, ngựa của giặc trúng tên độc, ngã lớp nọ chồng lớp lia. Lê Như Hổ thúc trống. Quân ta xông ra. Giặc chạy, xéo lên nhau chết vô kể.
(Theo Hoàng Quốc Hải)
a/ Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản làm gì?
b/ Trần Quốc Toản sử dụng cách đánh như thế nào?
c/ Cách đánh của Ô Mã Nhi như thế nào?
d/ Vì sao Ô Mã Nhi sử dụng cách đánh ấy?
e/ Câu chuyện muốn nói lên điều gì về Trần Quốc Toản?
Phương pháp giải:
a) Con đọc kĩ từ đoạn Ô Mã Nhi xuất hiện.
b) Con đọc kĩ từ đoạn Trần Quốc Toản giao tranh với Ô Mã Nhi cho đến hết.
c) Con đọc đoạn văn thứ 3.
d) Con đọc đoạn văn thứ 3.
e) Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản thúc ngựa, vút lên, huơ dao chém.
b) Trần Quốc Toản linh hoạt giữa công và thủ. Ban đầu, chàng nặng về thế công, mạnh mẽ và thông minh trong từng miếng đánh với Ô Mã Nhi. Nhưng sau khi phát hiện ra âm mưa của hắn, thì bèn thu quân về, tương kế tựu kế để đánh tan quân giặc.
c) Cách đánh của Ô Mã Nhi nặng về thế thủ.
d) Vì muốn chờ Quốc Toản sơ hở để hạ chàng.
e) Trần Quốc Toản thông minh, can trường.
Câu 2
Đọc những đoạn văn sau rồi gạch dưới câu khiến có trong mỗi đoạn:
a/ Bỗng nhiên, chim công rấm rứt khóc:
- Sao họa mi có giọng hát hay như thế khiến ai nấy đều ngưỡng mộ, còn giọng hát của tôi sao lại khủng khiếp đến mức ai cũng không muốn nghe? Ôi, tôi thật bất hạnh!
b/ Mẹ Vịt tuy giận nhưng cũng không nhịn được cười.
- Con đã biết tính cẩu thả, bừa bãi gây ra những rắc rối như thế nào chưa? Từ nay, con phải bỏ thói quen vứt quần áo lung tung đi nhé!
Phương pháp giải:
Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác
Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
Lời giải chi tiết:
a) Câu a không có câu khiến, câu cuối cùng là câu cảm để bày tỏ cảm xúc.
b) Câu khiến: “Từ nay, con phải bỏ thói quen vứt quần áo lung tung đi nhé!”
Câu 3
Gạch dưới các từ thể hiện ý cầu khiến trong các câu khiến sau:
a/ Hùng đi bơi thuyền với tớ đi!
b/ Nào chúng ta cùng về nhà đi!
c/ Hoa, hãy để cho các bạn ấy vào lớp đi!
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ các câu để xác định. Một số từ thể hiện ý cầu khiến thường gặp trong các câu khiến như: đi, nào, hãy, đừng, chớ,..
Lời giải chi tiết:
a. Hùng đi bơi thuyền với tớ đi!
b. Nào chúng ta cùng về nhà đi!
c. Hoa, hãy để cho các bạn ấy vào lớp đi!