Giải câu hỏi mở đầu trang 3 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều


Một hòn đá rơi từ mỏm đá có độ cao 150 m so với mặt đất theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ rơi của hòn đá (tính theo đơn vị m/s) tại thời điểm t (tính theo giây) được cho bởi công thức v(t) = 9,8t. Quãng đường rơi được S của hòn đá tại thời điểm t được cho bởi công thức nào? Sau bao nhiêu giây thì hòn đá chạm đến mặt đất?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa

Đề bài

Một hòn đá rơi từ mỏm đá có độ cao 150 m so với mặt đất theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ rơi của hòn đá (tính theo đơn vị m/s) tại thời điểm t (tính theo giây) được cho bởi công thức v(t) = 9,8t. Quãng đường rơi được S của hòn đá tại thời điểm t được cho bởi công thức nào? Sau bao nhiêu giây thì hòn đá chạm đến mặt đất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tìm S(t) là một nguyên hàm của v(t). Tìm t sao cho S(t) = 150.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Lời giải chi tiết

Gọi S = S(t) là quãng đường rơi được của hòn đá tại thời điểm t (S(t) tính theo m, t tính theo giây).

Suy ra S'(t) = v(t), do đó S(t) là một nguyên hàm của v(t).

Ta có \(\int {v(t)dt}  = \int {9,8dt}  = 4,9{t^2} + C\). Suy ra \(S(t) = 4,9{t^2} + C\).

Hòn đá rơi từ mỏm đá có độ cao 150 m so với mặt đất theo phương thẳng đứng tức là tại thời điểm t = 0 thì S = 0.

Ta có \(S(0) = 4,{9.0^2} + C = 0 \Leftrightarrow C = 0\).

Vậy công thức tính quãng đường rơi được S(t) của hòn đá tại thời điểm t là \(S(t) = 4,9{t^2}\).

Khi hòn đá chạm đất thì \(S(t) = 150 \Leftrightarrow 4,9{t^2} = 150 \Leftrightarrow t =  \pm \frac{{10\sqrt {15} }}{7}\).

Mà t > 0 nên \(t = \frac{{10\sqrt {15} }}{7}\).

Vậy sau \(t = \frac{{10\sqrt {15} }}{7} \approx 5,53\) giây thì hòn đá chạm đến mặt đất.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải mục 1 trang 3,4 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

    Khái niệm nguyên hàm

  • Giải mục 2 trang 5,6,7 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

    Tính chất của nguyên hàm

  • Giải bài tập 1 trang 7 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

    Hàm số (F(x) = {x^3} + 5) là nguyên hàm của hàm số: A. (f(x) = 3{x^2}) B. (f(x) = frac{{{x^4}}}{4} + 5x + C) C. (f(x) = frac{{{x^4}}}{4} + 5x) D. (f(x) = 3{x^2} + 5x)

  • Giải bài tập 2 trang 7 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

    Tìm nguyên hàm của các hàm số sau: a) (f(x) = 3{x^2} + x) b) (f(x) = 9{x^2} - 2x + 7) c) (f(x) = int {(4x - 3)({x^2}} + 3)dx)

  • Giải bài tập 3 trang 7 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

    Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số \(f(x) = 6{x^5} + 2x - 3\), biết F(-1) = -5

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí