Giải câu hỏi Luyện tập trang 22 SGK GDCD 6 Cánh Diều>
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao? A. Luôn đồng ý và nói theo số đông. B. Luôn nói đúng những điều có thật.
Câu 1
Đề bài:
1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.
B. Luôn nói đúng những điều có thật.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
1. Em đồng tình và không đồng tình với hành vi dưới đây:
- Em đồng tình với ý kiến:
B. Luôn nói đúng những điều có thật.
=> Vì khi nói đúng sự thật rèn luyện cho bản thân tính trung thực, ngay thẳng và được mọi người tôn trọng.
- Em không đồng tình với những ý kiến sau:
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.
=> Như vậy, sẽ là người ba phải, không có chính kiến của bản thân.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình.
=> Như vậy, sẽ là người bảo thủ chưa lắng nghe ý kiến của người khác.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.
=> Như vậy, thể hiện sự thiếu tôn trọng ý kiến của người khác.
Câu 2
Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.
Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.
Em đồng ý với suy nghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực hơn là điều nên làm. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.
Câu 3
Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?
A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.
B. Bỏ qua, coi như không biết.
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.
Phương pháp giải:
Giải quyết vấn đề
Lời giải chi tiết:
Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
=> Vì, khi làm việc sai trái việc đầu tiên là nhận lỗi, một người biết nhận lỗi và sửa đổi bằng cách luôn nói đúng sự thật sẽ không bị người khác chê trách nữa.
Câu 4
Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Một việc làm tôn trọng sự thật mà em biết:
Trong giờ kiểm tra toán, bạn Mai đã gian lận và được điểm 10 bài kiểm tra đó. Nhưng sau thầy giáo trả bài Mai đã đến gặp riêng thầy giáo và trình bày toàn bộ sự việc rằng em đã sử dụng tài liệu và điểm 10 này không đáng có. Thầy giáo không trách Mai và cười xoa đầu Mai nói: “Em giỏi lắm, em đã dũng cảm nói ra sự thật này! Điểm 10 thầy vẫn dành cho em nhé. Vì em đã có sự trung thực dám nói ra lỗi lầm của mình”.
- Giải câu hỏi Vận dụng trang 22 SGK GDCD 6 Cánh Diều
- Giải câu hỏi Khám phá 2 trang 21 SGK GDCD 6 Cánh Diều
- Giải câu hỏi Khám phá 1 trang 19 SGK GDCD 6 Cánh Diều
- Lý thuyết Bài 4: Tôn trọng sự thật GDCD 6 Cánh Diều
- Giải câu hỏi Khởi động trang 19 SGK GDCD 6 Cánh Diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục