Giải bài tập 5 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo>
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12”; B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12”;
B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
- Tính các kết quả thuận lợi của biến cố.
- Sau đó tính xác suất các biến cố dựa vào: Xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số các kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra.
Lời giải chi tiết
\(\Omega \) = {(i;j) | 1\( \le \) i \( \le \) 6; 1 \( \le \) j \( \le \)6} suy ra \(n(\Omega )\) = 36.
Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 6), (6; 2), (3; 4), (4; 3).
Xác suất xảy ra biến cố A là: P(A) = \(\frac{4}{{36}} = \frac{1}{9}\).
Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (3; 5), (5; 3), (2; 6), (2; 6), (4; 4).
Xác suất xảy ra biến cố B là: P(B) = \(\frac{5}{{36}}\).
- Giải bài tập 6 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 7 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 4 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 62 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay