Giải bài tập 1 trang 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn? Xác định các hệ số a, b, c của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn đó. a) 2x + 5y = -7; b) 0x – 0y = 5; c) 0x - (frac{5}{4}y)= 3; d) 0,2x + 0y = -1,5.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn? Xác định các hệ số a, b, c của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn đó.
a) 2x + 5y = -7;
b) 0x – 0y = 5;
c) 0x - \(\frac{5}{4}y\)= 3;
d) 0,2x + 0y = -1,5.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức có dạng
\(ax + by = c\)
Trong đó, a và b không đồng thời bằng 0.
Lời giải chi tiết
a) 2x + 5y = -7 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 2; b = 5; c = -7.
b) 0x – 0y = 5 không là phương trình bậc nhất hai ẩn vì a = b = 0.
c) 0x - \(\frac{5}{4}y\) = 3 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 0; b = \( - \frac{5}{4}\); c = 3.
d) 0,2x + 0y = -1,5 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 0,2; b = 0; c = -1,5.
- Giải bài tập 2 trang 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 4 trang 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 5 trang 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 2 trang 12, 13, 14 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay