Bài 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 trang 89,90 SBT Vật lí 10


Giải bài 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 trang 89,90 sách bài tập vật lý 10. Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm và trọng lượng P = 68.10-3 N, được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

37.1.

Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm và trọng lượng P = 68.10-3 N, được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho biết hệ số lực căng bể mặt của nước là 72.10-3 N/m. Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.

A. F = 1,13.10-3 N      

B. F = 9,06.10-2N

C. F = 226.10-3 N.      

D. F = 7,2.10-2 N

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_c} = 2\sigma .L\)

Lời giải chi tiết:

\( \to {F_c} = 2\sigma .L = 2\sigma .\pi d \\= {2.72.10^{ - 3}}.\pi {.50.10^{ - 3}} = {7,2.10^{ - 3}}\pi N\)

Lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước là:

\(F = P + {F_c} = {7,2.10^{ - 3}}\pi  + {68.10^{ - 3}} \\= {9,06.10^{ - 2}}N\)

Chọn đáp án B

37.2.

Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây ab dài 80 mm có thể trượt không ma sát trên khung này (H.37.1). Cho biết hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3 N/m và khối lượng riêng của đồng là 8,9.103 kg/m3. Xác định đường kính của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng, lấy g ≈ 9,8 m/s2.

A. d = 10,8 mm.                      

B. d = 12,6 mm.

C. d = 2,6 mm.                        

D. d = 1,08 mm.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_c} = 2\sigma .L\)

Lời giải chi tiết:

Lực căng màng xà phòng tác dụng lên đoạn dây ab là\({F_c} = 2.\sigma .L = {2.40.10^{ - 3}}{.80.10^{ - 3}} = {6,4.10^{ - 3}}N\)

Dây ab nằm cân bằng khi \(P = {F_c} = {6,4.10^{ - 3}}N\)

Trọng lực của dây ab là:

\(P = mg = \rho Vg = \rho \dfrac{{\pi {d^2}}}{4}.\ell .g \\\to d = \sqrt {\dfrac{{4P}}{{\rho \pi \ell g}}}  = \sqrt {\dfrac{{{{4.6,4.10}^{ - 3}}}}{{{{8,9.10}^3}.\pi {{.80.10}^{ - 3}}.9,8}}}  \\= {1,08.10^{ - 3}}m = 1,08mm\)

Chọn đáp án D

37.3.

Một ống nhỏ giọt dựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,43 mm. Trọng lượng mỗi giọt nước rơi khỏi miệng ống là 9,72. 10-5 N. Tính hệ số căng mặt của nước.

A. Xấp xỉ 72.10-3 N/m.                      

B. Xấp xỉ 36.10-3 N/m. 

C. Xấp xỉ 72. 10-5 N/m.                      

D. Xấp xỉ 13,8.102 N/m.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_c} = \sigma .L\)

Lời giải chi tiết:

Khi giọt nước rơi khỏi miệng ống thì trọng lượng P của nó bằng lực căng bề mặt \({F_c}\)tác dụng lên giọt nước tại miệng ống:

\(P = {F_c} = \sigma \pi d\)

Với d là đường kính miệng ống nhỏ giọt, \(\sigma \)là hệ số căng bề mặt của nước

Từ đó suy ra:

\(\sigma  = \dfrac{P}{{\pi d}} = \dfrac{{{{9,72.10}^{ - 5}}}}{{{{3,14.0,43.10}^{ - 3}}}} \\\approx {72.10^{ - 3}}N/m\)

Chọn đáp án A

37.4.

Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Hệ số lực căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m. Khi vòng nhôm vừa bị kéo bứt ra khỏi mặt nước thì lực kế chỉ

A. F = 1,13.10-2 N      

B. F = 2,26.10-2N

C. F = 22,6.10-2 N.      

D. F = 7,2.10-2 N

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_c} = 2\sigma .L\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(F = {F_c} = 2\sigma .L = 2\sigma .\pi d = {2.72.10^{ - 3}}.\pi {.50.10^{ - 3}} \\= {2,26.10^{ - 2}}mm\)

Chọn đáp án B

37.5.

Một màng xà phòng căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng (H.37.2). Đoạn dây ab dài 50 mm và có thể trượt dễ dàng trên khung. Hệ số căng bề mặt của xà phòng là 0,04 N/m. Dây ab sẽ đứng yên khi trọng lượng của nó là

hình 37.5 bài 37 trang 90

A. \({2.10^{ - 3}}N\)

B. \({4.10^{ - 3}}N\)

C. \({1,6.10^{ - 3}}N\)

D. \({2,5.10^{ - 3}}N\)

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_c} = 2.\sigma .L\)

Lời giải chi tiết:

\(P = {F_c} = 2\sigma L = 2\sigma .\pi d = {2.0.04.50.10^{ - 3}} \\= {4.10^{ - 3}}N\)

Chọn đáp án B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí