Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước trang 13, 14, 15, 16 SGK Khoa học tự nhiên 4 Kết nối tri thức>
Hãy kể tên một số nguồn nước mà em biết. Theo em nước trong các nguồn đó đâu là nước sạch, đâu là nước bị ô nhiễm?
Mở đầu
Hãy kể tên một số nguồn nước mà em biết. Theo em nước trong các nguồn đó đâu là nước sạch, đâu là nước bị ô nhiễm?
Phương pháp giải:
Lấy ví dụ các nguồn nước trong thực tế chẳng hạn như nước từ nhà máy, nước ao hồ,...
Lời giải chi tiết:
- Một số nguồn nước sạch:
+ Nước ở nhà máy sản xuất nước sạch.
+ Nước mưa.
- Một số nguồn nước bị ô nhiễm:
+ Nước đọng ở ven đường.
+ Nước thải ở các nhà máy, khu công nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt.
? mục 1 HĐ
Quan sát hình 1.
- Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm.
- Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân nào do con người trực tiếp gây ra.
Phương pháp giải:
Quan sát các hình trên, để ý màu sắc, hành động của con người để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm: có màu, có mùi hôi, có chất bẩn, có chứa các vi sinh vật gây bệnh quá mức cho phép hoặc chứa các chất tan có hại cho sức khỏe.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: xả rác thải bừa bãi; xả nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ…; sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; lũ lụt, ...
Trong đó nguyên nhân do con người trực tiếp gây ra là xả rác bừa bãi; xả nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ…; sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
? mục 1 CH1
Nêu nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào thực tế hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
- Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động của các khu công nghiệp.
- Ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như bón phân hóa học quá mức, phun thuốc trừ sâu.
- Ô nhiễm nước do rác thải y tế
? mục 1 CH2
Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương em đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.
Phương pháp giải:
Kể tên các việc làm gây ô nhiễm nguồn nước: những hoạt động trái với điều lệ, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lời giải chi tiết:
Một số việc làm ở gia đình hoặc địa phương em đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước:
- Xả nước thải sinh hoạt ra ngoài sông, hồ.
- Người dân xả rác bừa bãi ra sông hồ.
- Các nhà máy xả thẳng nước thải ra ngoài môi trường không qua xử lý, ...
? mục 2 TH1
Tìm hiểu thông tin về tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm trên sách báo, in-tơ-nét (Internet),... hoặc qua các quan sát thực tế, hãy kể những bệnh con người có thể mắc do việc sử dụng nước bị ô nhiễm.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu các căn bệnh do ô nhiễm nguồn nước để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ô nhiễm nước có thể là nguyên nhân dẫn đến sự lây truyền của một số bệnh nguy hiểm như: Tả, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt, thương hàn hay bại liệt…
? mục 2 TH2
Nói với bạn và những người xung quanh vì sao phải bảo vệ nguồn nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào những vai trò, ý nghĩa quan trọng của nước để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cần phải bảo vệ nguồn nước để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ gìn hệ sinh thái, đảm bảo sức khỏe cho mọi người…
? mục 2 TH3
Quan sát hình 2, cho biết việc làm đề bảo vệ nguồn nước và nêu tác dụng của việc làm đó.
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng gợi ý từ các bức tranh trên để trả lời.
Lời giải chi tiết:
a - Vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định góp phần bảo vệ môi trường.
b - Thu gom rác thải trên sông, hồ … góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
c - Kiểm tra và sửa chữa ngay khi bị dò nước giúp tránh lãng phí nước sạch.
? mục 2 CH1
Nêu những việc làm khác bảo vệ nguồn nước.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu biện pháp bảo vệ nguồn nước ( ngăn chặn những hành động sai trái và phát huy những hành động đúng đắn)
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp giúp bảo vệ nguồn nước:
- Hạn chế sử dụng các hoá chất tẩy rửa.
- Giảm thiểu rác thải nhựa.
- Không lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Không thải trực tiếp chất thải chăn nuôi xuống sông, hồ …
- Cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch đang có
? mục 2 CH2
Nêu những việc làm để vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu ra những hành động mang tính tuyên truyền, cổ vũ mọi người
Lời giải chi tiết:
- Dùng băng rôn, biển hiệu, khẩu hiệu,... để tuyên truyền mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước.
- Vận động mọi người vệ sinh môi trường, thu gom rác thải bừa bãi quanh khu dân cư …
- Phát động phong trào một ngày không lãng phí nước sạch
? mục 3 TH1
- Quan sát và đọc thông tin ở hình 3, cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tiết kiệm nước.
- Hãy chia sẻ điều đó với bạn và vận động mọi người xung quanh tiết kiệm nước
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào gợi ý từ hình vẽ để trả lời câu hỏi bên
Lời giải chi tiết:
Nước là tài nguyên có hạn, nếu không tiết kiệm nước sẽ bị thiếu nước sạch; tăng chi phí sinh hoạt, phí xử lí nước thải tăng … ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
? mục 3 TH2
Quan sát hình 4 và cho biết việc nào nên làm việc nào không nên làm. Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời, lưu ý tiết kiệm là tắt khi không sử dụng.
Lời giải chi tiết:
- Việc nên làm: b, d. Sử dụng nước theo nhu cầu, tránh lãng phí nước.
- Việc không nên làm: a, c. Vì ở hai hình a, c các bạn đang không tiết kiệm nước, làm lãng phí nước khi không sử dụng đến.
? mục 3 CH
Nêu một số việc làm khác để tiết kiệm nước.
Phương pháp giải:
Có thể nêu cách tiết kiệm nước bằng việc thay đổi thói quen sử dụng nước một cách hiệu quả hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước
Lời giải chi tiết:
Một số việc làm để tiết kiệm nước:
- Kiểm tra hệ thống ống nước, không để rò rỉ.
- Thay thế các loại vòi nước bằng vòi phun.
- Hạn chế sử dụng bồn tắm.
- Khóa van nước khi không sử dụng (đánh răng, rửa bát,...)
? mục 4 TH
Đọc thông tin về một số cách làm sạch nguồn nước và cho biết cách nào:
- Loại bỏ được các chất không tan trong nước.
- Loại được hầu hết vi khuẩn và chất gây mùi cho nước.
- Loại được vi khuẩn trong nước.
Phương pháp giải:
Học sinh nghiên cứu các cách làm sạch nguồn nước để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Cách lọc giúp loại bỏ được các chất không tan trong nước.
- Cách khử trùng giúp loại được hầu hết vi khuẩn và chất gây mùi cho nước.
- Cách đun sôi, dùng máy lọc nước nano loại được vi khuẩn trong nước.
? mục 4 CH1
Chọn một số cách phù hợp để làm sạch: nước máy, nước trong bể bơi, nước đục. Nước sau khi được làm sạch, ở trường hợp nào có thể uống được?
Phương pháp giải:
Dựa vào lượng tạp chất, độ đục của loại nước trên để chọn cách làm sạch hợp lí nhất.
Lời giải chi tiết:
Các cách làm sạch các trường hợp nước trên là:
- Đun sôi trước khi uống với nước máy.
- Khử trùng với nước trong bể bơi.
- Lọc với nước đục.
Sau khi được làm sạch nước máy có thể uống được.
? mục 4 CH2
Gia đình em đang sử dụng nguồn nước nào? Hãy kể tên cách làm sạch nước ở gia đình em hoặc địa phương em đang áp dụng.
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo hiểu biết, trải nghiệm cá nhân.
Lời giải chi tiết:
-
Gia đình em đang sử dụng nguồn nước máy, cách làm sạch nước máy là lọc và đun sôi trước khi sử dụng.
-
Ngoài ra, ở địa phương em có một số hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, để làm sạch cần được lọc và đun sôi trước khi sử dụng.
Em có thể 1
Tìm hiểu về quy trình sản xuất nước sạch ở nhà máy.
Phương pháp giải:
Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin từ các nguồn sách báo hoặc internet.
Lời giải chi tiết:
Nước máy được sản xuất theo sơ đồ sau:
Nước được bơm từ giếng qua dàn khử sắt, bể lắng rồi đến bể lọc bể khử trùng. Cuối cùng nước được dẫn vào bể chứa để cung cấp nước cho sinh hoạt.
Em có thể 2
Làm sạch nước bằng cách lọc hoặc đun sôi.
Phương pháp giải:
Dùng nhiệt độ cao để khử hết vi khuẩn có trong nước.
Lời giải chi tiết:
- Làm sạch nước bằng cách lọc: Cắt một chai nhựa thành hai phần A và B. Đục nhiều lỗ nhỏ ở nắp chai phần A và một lỗ ở phía trên phần B. Lật ngược phần A và đặt vào phần B (như hình dưới). Cho lần lượt vào phần A một ít bông, cát, sỏi. Sau đó, từ từ đổ nước cần lọc vào phần A.
- Làm sạch nước bằng cách đun sôi: Cho nước cần làm sạch vào ấm rồi đun sôi.
- Bài 4. Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí trang 17, 18, 19, 20 SGK Khoa học tự nhiên 4 Kết nối tri thức
- Bài 5. Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành trang 21, 22, 23, 24 SGK Khoa học tự nhiên 4 Kết nối tri thức
- Bài 6. Gió, bão và phòng chống bão trang 25, 26, 27, 28 SGK Khoa học tự nhiên 4 Kết nối tri thức
- Bài 7. Ôn tập chủ đề về Chất trang 29, 30 SGK Khoa học tự nhiên 4 Kết nối tri thức
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 9, 10, 11, 12 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức