Bài 23. Vai trò của chất dinh dưỡng với cơ thể trang 84, 85, 86, 87 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Hằng ngày chúng ta ăn những thức ăn nào? Chúng ta ăn thức ăn đó để làm gì?
Mở đầu
Hằng ngày chúng ta ăn những thức ăn nào? Chúng ta ăn thức ăn đó để làm gì?
Phương pháp giải:
Học sinh theo dõi thực đơn ăn uống hằng ngày của mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
-
Chúng ta thường sử dụng các thực phẩm như rau, củ, quả, thịt,... để chế biến nhiều loại thức ăn, đồ uống.
-
Chúng ta ăn thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể:
+ Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống;
+ Giúp cơ thể phát triển và lớn lên;
+ Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
? mục 1 HĐ1
Quan sát hình 1 và cho biết.
- Thực phẩm nào chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, và chất khoáng?
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong mỗi loại thực phẩm khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát bảng số liệu và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Thực phẩm chứa nhiều chất bột đường là gạo
- Thực phẩm chứa nhiều chất chất đạm là thịt gà
- Thực phẩm chứa nhiều chất chất béo là thịt lợn
- Thực phẩm chứa nhiều chất vi-ta-min và chất khoáng là rau súp lơ.
Mỗi loại thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất dinh dưỡng là khác nhau.
? mục 1 HĐ2
- Nói tên thức ăn, đồ uống trong hình 2 và cho biết thực phẩm chính để làm mỗi loại thức ăn đó.
- Sắp xếp các thức ăn, đồ uống trong hình 2 vào bốn nhóm chất dinh dưỡng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình, phân loại nhóm thức ăn dựa trên mức độ dinh dưỡng của chúng.
Lời giải chi tiết:
Hình |
Thức ăn/ đồ uống |
Thực phẩm chính để làm thức ăn/ đồ uống |
Nhóm chất dinh dưỡng |
a |
Bánh mì |
Lúa mì |
Chất bột đường |
b |
Nấm xào |
Nấm hương |
Chất đạm |
c |
Lạc rang |
Lạc (Đậu phộng) |
Chất béo |
d |
Trứng luộc |
Trứng |
Chất đạm |
e |
Tôm hấp |
Tôm |
Chất đạm |
f |
Nước ép cà rốt |
Củ cà rốt |
Vitamin, chất khoáng |
h |
Đu đủ chín |
Quả đu đủ |
Vitamin, chất khoáng |
i |
Cá chiên (rán) |
Cá |
Chất đạm |
k |
Sữa chua |
Sữa |
Chất đạm |
l |
Dầu mè |
Hạt mè (vừng) |
Chất béo |
m |
Bún |
Gạo |
Chất bột đường |
n |
Rau cải luộc |
Rau cải |
Vitamin, chất khoáng |
? mục 1 CH1
Kể tên các thức ăn hằng ngày em đã ăn và cho biết chúng làm từ thực phẩm nào?
Phương pháp giải:
HS tự trả lời dựa vào thực đơn hàng ngày của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Học sinh liệt kê các thức ăn hàng ngày em đã ăn, tham khảo:
- Cơm, phở, bún, miến: làm từ gạo.
- Bánh mì: làm từ bột lúa mì.
- Thịt kho tàu, thịt rang, thịt luộc: làm từ thịt lợn.
- Cánh gà chiên xù, đùi gà chiên nước mắm: làm từ thịt gà.
- Trứng rán, trứng luộc: làm từ trứng.
- Rau luộc, rau xào: làm từ các loại rau.
? mục 1 CH2
Thức ăn đó cung cấp cho cơ thể hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào các nhóm chất dinh dưỡng chính để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo:
Thức ăn/ đồ uống |
Thực phẩm chính |
Nhóm chất dinh dưỡng |
Cơm |
Gạo |
Chất bột đường |
Bánh mì |
Bột lúa mì |
Chất bột đường |
Trứng luộc |
Trứng |
Chất đạm |
Thịt gà rang |
Thịt gà |
Chất đạm |
Nước ép hoa quả |
Các loại hoa quả: xoài, táo, ổi … |
Vitamin, chất khoáng |
Hoa quả |
Táo, ổi, xoài, chuối, ... |
Vitamin, chất khoáng |
Cá nấu |
Cá |
Chất đạm |
Sữa chua |
Sữa |
Chất đạm |
Dầu đậu nành |
Hạt đậu nành |
Chất béo |
Rau luộc |
Rau cải, bắp cải, ... |
Vitamin, chất khoáng |
? mục 2 HĐ1
Quan sát hình 3, nói về vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể.
Phương pháp giải:
Quan sát thông tin trên hình và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể:
+ Chất bột đường: Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
+ Chất đạm: Giúp cơ thể phát triển và lớn lên.
+ Vi – ta – min và chất khoáng: Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giúp tiêu hóa tốt.
+ Chất béo: Dự trữ năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ các vi - ta - min A, D, E, K
? mục 2 HĐ2
Thảo luận và chia sẻ với bạn.
- Vì sao hằng ngày trẻ em nên ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
- Chúng ta có cần ăn đủ thức ăn thuộc bốn nhóm chất dinh dưỡng không ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trả lời bằng cách nêu lên vai trò, tác dụng của các chất dinh dưỡng
Lời giải chi tiết:
- Chất đạm giúp cơ thể lớn lên và phát triển, chính vì vậy trẻ em cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Chúng ta cần ăn đủ thức ăn thuộc bốn nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
? mục 3 HĐ1
Quan sát hình 4 và cho biết:
- Năng lượng có trong 100 g của mỗi loại thực phẩm.
- Thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào?
- Thực phẩm cung cấp ít năng lượng thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thực phẩm |
Năng lượng có trong 100 g |
Thịt gà |
199 cal |
Cơm |
346 cal |
Thịt cá |
166 cal |
Lạc (đậu phộng) |
583 cal |
Thanh long chín |
47 cal |
Trứng |
150 cal |
Bắp cải |
36 cal |
- Thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng thuộc nhóm: chất béo, chất đường bột, chất đạm.
- Thực phẩm cung cấp ít năng lượng thuộc nhóm: vi-ta-min và chất khoáng.
? mục 3 HĐ2
Kể tên một số thực phẩm khác cung cấp cho cơ thể năng lượng ở mức độ khác nhau mà em biết.
Phương pháp giải:
Nghiên cứu lượng dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thực phẩm |
Năng lượng có trong 100 g |
Thịt heo (thịt lợn) |
242 cal |
Thịt bò |
250 cal |
Sữa |
42 cal |
Quả táo |
52 cal |
? mục 3 CH1
Vì sao trẻ em không nên ăn thường xuyên: gà chiên, khoai tây chiên, bánh ngọt, đồ uống có đường?
Phương pháp giải:
Từ thành phần của các đồ ăn nhanh sau đó nêu tác hại của thức ăn đó đối với sức khỏe của con người.
Lời giải chi tiết:
Trẻ em không nên ăn thường xuyên: gà chiên. Khoai tây chiên, bánh ngọt, đồ uống có đường vì:
- Thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh cung cấp nhiều năng lượng nhưng chứa chất béo không tốt cho cơ thể.
- Đồ uống có đường cung cấp nhiều năng lượng, nhưng chứa rất ít chất dinh dưỡng, vi-ta-min và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
- Những thực phẩm này nếu dùng thường xuyên đều không tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang ở độ tuổi lớn cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
? mục 3 CH2
Nếu hằng ngày chúng ta không ăn rau thì điều gì xảy ra với cơ thể? Vì sao?
Phương pháp giải:
Từ việc nêu lợi ích, sự cần thiết của chất dinh dưỡng từ rau xanh đối với cơ thể, trả lời câu hỏi được đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Rau xanh chứa rất nhiều vi – ta – min (Vi – ta – min A, B, C, E, K) và khoáng chất tốt cho cơ thể, làm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giúp tiêu hóa tốt.
Nếu thiếu rau xanh, cơ thể sẽ:
- Luôn trong tình trạng yếu đuối, mệt mỏi.
- Tăng cân.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh táo bón, ung thư, tim mạch, ...
Em có thể
Giải thích được vì sao chúng ta cần ăn đủ thực phẩm thuộc bốn nhóm chất dinh dưỡng.
Phương pháp giải:
Nêu lên sự cần thiết của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần ăn đủ thức ăn thuộc bốn nhóm chất dinh dưỡng để các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường:
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
- Giúp cơ thể phát triển và lớn lên.
- Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, chống lại bệnh tật.
- Dự trữ năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min.
- Bài 24. Chế độ ăn uống cân bằng trang 88, 89, 90, 91, 92 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 25. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng trang 93, 94, 95, 96, 97, 98 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 26. Thực phẩm an toàn trang 99, 100, 101, 102 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức