Bài 19. Đặc điểm chung của nấm trang 70, 71, 72, 73 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Hãy kể tên một số nấm mà em biết. Làm thế nào để phân biệt được chúng?
Mở đầu
Hãy kể tên một số nấm mà em biết. Làm thế nào để phân biệt được chúng?
Phương pháp giải:
Học sinh kể tên các nấm đã gặp trong tự nhiên, biết qua sách vở,... Học sinh có thể phân biệt chúng thông qua hình dạng, màu sắc,...
Lời giải chi tiết:
- Một số loại nấm mà em biết: nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mỡ, nấm tai mèo, nấm linh chi, nấm mối, nấm bào ngư, ...
- Để phân biệt các loại nấm em dựa vào hình dạng, màu sắc và kích thước của chúng.\'ư';';8ujuiu8
? mục 1 HĐ1
Quan sát từ hình 1 đến 7 về một số nấm thường gặp, mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Mô tả các loại nấm trong hình:
Hình 1. Nấm thông: thân to, mũ nấm nhỏ và thường có màu nâu sẫm.
Hình 2. Nấm mồng gà: mũ nấm to có hình mào gà và thường có màu vàng.
Hình 3: Nấm kim châm: Thân nấm dài, mũ nấm nhỏ tròn, thường có màu trắng đục.
Hình 4: Nấm yến: mũ nấm to, có màu sẫm, thân có màu trắng.
Hình 5. Nấm linh chi: thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới.
Hình 6. Nấm mỡ: mũ nấm tròn và to, thân nấm tròn và to có màu trắng.
Hình 7. Nấm độc đỏ: mũ nấm to, xòe tròn có màu đỏ, thân nấm có màu trắng.
? mục 1 HĐ2
Quan sát hình 8 và nhận xét về kích thước của một số nấm.
Phương pháp giải:
Nhận xét về đặc điểm kích thước của nấm dựa vào hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
Nấm có nhiều kích thước khác nhau.
? mục 1 HĐ3
Hãy nêu tên một loại nấm và chia sẻ về hình dạng, kích thước, màu sắc của nấm đó.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào hiểu biết bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nấm đông cô có có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm.
Nấm mỡ có nhiều màu sắc từ trắng đến nâu nhạt với kích cỡ đa dạng.
Nấm hương có phần mũ nấm hương rộng, mỏng và có màu nâu.
Nấm sò còn có tên gọi khác là nấm bào ngư. Nấm có mũ hình quạt với màu nâu nhạt hoặc xám.
? mục 1 CH
Theo em, nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc như thế nào?
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào kiến thức đã học, quan sát để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong tự nhiên, nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc rất khác nhau. Tuy nhiên có nhiều loại nấm giống nhau dễ gây nhầm lẫn với nấm độc.
? mục 2 HĐ
Quan sát hình 9, đọc thông tin và cho biết nấm thường sống ở đâu.
Phương pháp giải:
Đoc thông tin gợi ý và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nơi sống của nấm rất đa dạng, nấm có thể sống được nhiều nơi trên trái đất:
- Nấm tai mèo (mộc nhĩ) mọc trên gỗ mục.
- Nấm mốc mọc trên bánh mì để lâu ngày.
- Nấm rơm mọc trên rơm rạ mục.
- Nấm mốc ở góc tường nhà.
? mục 2 CH
Nấm còn có thể sống ở những nơi nào khác và nhận xét về nơi sống của chúng.
Phương pháp giải:
Học sinh nghiên cứu, tìm hiểu qua các kênh trực tuyến hoặc sách vở.
Lời giải chi tiết:
Nấm có thể sống ở: đất ẩm, rơm rạ mục, thức ăn để lâu, hoa quả thối rữa, trên thân cây gỗ lớn...
Nhận xét: Nơi sống của nấm rất đa dạng, nấm có thể sống được nhiều nơi trên trái đất.
? mục 3 HĐ
Quan sát hình 10 và chỉ một số bộ phận của nấm.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số bộ phận của nấm gồm:
- Mũ nấm.
- Thân nấm.
- Chân nấm.
? mục 3 CH1
Lựa chọn một loại nấm khác thường gặp, vẽ và ghi chú các bộ phận của chúng.
Phương pháp giải:
Chọn một loại nấm sau đó phân tích bộ phận của chúng.
Lời giải chi tiết:
Nấm hương:
? mục 3 CH2
Sưu tầm một số nấm khác và chia sẻ với bạn về hình dạng, màu sắc, các bộ phận và nơi sống của chúng.
Phương pháp giải:
Học sinh sưu tầm và chia sẻ với bạn một số loại nấm.
Lời giải chi tiết:
Học sinh sưu tầm và chia sẻ với bạn một số loại nấm. Tham khảo một số hình ảnh sau:
Em có thể 1
Phân biệt đặc điểm bên ngoài của nấm với các loài thực vật.
Phương pháp giải:
Nêu những đặc điểm về hình khối, màu sắc đặc trưng riêng của nấm.
Lời giải chi tiết:
- Nấm rất đa dạng. Nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau (đất ẩm, rơm rạ mục, thức ăn, hoa quả,...).
- Nấm mũ thường có một số bộ phận như mũ nấm, thân nấm và chân nấm.
Em có thể 2
Nhận biết được các bộ phận của một số nấm.
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức đã học bên trên.
Lời giải chi tiết:
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức