Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Em đã bao giờ nghe thông tin hoặc biết về trường hợp có người bị đuối nước chưa? Vì sao người đó bị đuối nước?
Mở đầu
Em đã bao giờ nghe thông tin hoặc biết về trường hợp có người bị đuối nước chưa? Vì sao người đó bị đuối nước?
Phương pháp giải:
Dựa theo trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em đã nghe thông tin về trường hợp đuối nước, người đó bị đuối nước vì do chưa biết bơi và đi bơi mà không có người giám sát.
? mục 1 HĐ1
Quan sát hình 1 và cho biết việc làm nào có thể dẫn đến nguy cơ đuối nước. Giải thích vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời câu hỏi tương ứng.
Lời giải chi tiết:
a - Đi bơi ở nơi không an toàn (thác nước chảy xiết).
b - Đi lại gần nơi có dòng nước lớn.
c - Đùa nghịch khi đi thuyền trên sông, hồ.
d - Đi qua nơi ngập nước.
Những việc làm trên đều không an toàn, có nguy cơ bị đuối nước.
? mục 1 HĐ2
Kể những tình huống khác có nguy cơ đuối nước mà em biết.
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời dựa vào hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Một số tình huống có nguy cơ đuối nước:
- Chơi đùa gần hồ, ao, sông, biển;
- Tập bơi khi không có người giám sát;
- Bơi khi trời mưa, sấm chớp, trời tối, giữa trưa; ...
? mục 1 HĐ3
Việc làm của những người trong hình 2 có ích lợi gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và phân tích lợi ích hành động của người trong bức tranh.
Lời giải chi tiết:
Các ích lợi của các việc làm:
a - Khởi động trước khi bơi giúp trơn tru khớp, chống chuột rút, bong gân, không bị đau sau bơi.
b - Làm hàng rào quanh ao, nơi ngập nước chống đuối nước.
c - Gắn biển báo nơi nước sâu nguy hiểm để cảnh báo cho mọi người.
d - Sử dụng áo phao cứu hộ khi tham gia giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn.
? mục 1 HĐ4
Kể tên những việc làm khác để phòng tránh đuối nước.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu những biện pháp, cách phòng tránh đuối nước mà bản thân được dạy hoặc tìm trên mạng.
Lời giải chi tiết:
Để phòng tránh đuối nước:
- Học bơi và bơi ở những nơi an toàn, có phương tiện cứu hộ và người lớn giám sát.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
- Che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước.
- Không nên chơi đùa gần, đi bơi ở hồ ao, sông, suối, biển.
- Không đi qua, lại gần nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước.
? mục 1 CH
Những việc nào nên làm, việc nào không nên làm để phòng tránh đuối nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức bên trên để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Những việc nên làm:
+ Đậy nắp các chum, giếng cẩn thận.
+ Học bơi khi có người lớn bên cạnh.
+ Mặc đồ bảo hộ, áo phao khi xuống nước.
+ Kêu cứu khi thấy có người bị đuối nước…
- Những việc không nên làm:
+ Chơi nô đùa gần bờ ao, bờ hồ, bờ sông.
+ Tự học bơi khi không có người lớn giám sát.
+ Đứng gần giếng sâu.
+ Nô đùa khi đi thuyền, không mặc áo phao khi đi tàu, thuyển...
? mục 2 HĐ
Quan sát hình 3 và cho biết:
- Em nhỏ muốn điều gì?
- Người chị có suy nghĩ, việc làm như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát tình huống trong hình và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Em nhỏ muốn xuống bơi.
Người chị có suy nghĩ,việc làm là:
- Phân tích bối cảnh xung quanh và suy nghĩ.
- Dự đoán các sự việc có thể xảy ra.
- Thuyết phục em sau khi phân tích thông tin đã quan sát được.
? mục 2 CH1
Quan sát hình 4 và thực hành kĩ năng phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước.
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát hình và dự đoán tình huống xảy ra.
Lời giải chi tiết:
- Quan sát, phân tích thông tin: Nước suối dâng cao và chảy xiết; không có người lớn giám sát; không có phao cứu hộ.
- Dự đoán các sự việc có thể xảy ra: Các bạn có thể bị đuối nước, qua suối không an toàn.
- Thuyết phục các bạn: Mình thấy không nên lội qua vì nước suối dâng cao và chảy xiết; không có người lớn giám sát; không có phao cứu hộ nên không thể đảm bảo an toàn khi đi qua.
? mục 2 CH2
Đóng vai thể hiện tình huống và cách ứng xử của em trong tình huống đó.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thực hành.
Lời giải chi tiết:
Học sinh đóng vai với bạn để thể hiện tình huống và ứng xử của bản thân.
? mục 3 HĐ
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- Nên bơi khi nào?
- Cần làm việc gì trước khi xuống nước?
- Không nên làm việc gì trong khi bơi?
Phương pháp giải:
Quan sát hình gợi ý để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Nên bơi ở những nơi an toàn, có phương tiện cứu hộ và người lớn giám sát.
- Cần tắm tráng, khởi động trước khi xuống nước, giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
- Không nên làm trong khi bơi:
+ Xuống bể bơi một mình khi không có người bảo hộ, giám sát.
+ Nô đùa, nghịch trong khi bơi.
+ Nhảy cắm đầu.
+ Bơi khi trời mưa, sấm chớp, trời tối, giữa trưa.
? mục 3 CH1
Tự nhận xét về việc thực hiện “Nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi” của em.
Phương pháp giải:
HS tự nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự nhận xét về việc thực hiện “Nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi” đã thực hiện đúng chưa, cần phát huy nếu thực hiện tốt và phải sửa đổi nếu không thực hiện đúng.
? mục 3 CH2
Viết “Cam kết" và thực hiện.
Phương pháp giải:
HS cần biết cách viết bản cam kết và thực hiện đúng bản cam kết đã viết.
Lời giải chi tiết:
CAM KẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Em có thể 1
Phán đoán những tình huống có nguy cơ có thể dẫn đến đuối nước và vận động mọi người tránh xa.
Phương pháp giải:
Vận dụng óc phán đoán để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tình huống có nguy cơ có thể dẫn đến đuối nước:
- Chơi đùa gần hồ, ao, sông, biển;
- Tập bơi khi không có người giám sát;
- Bơi khi trời mưa, sấm chớp, trời tối, giữa trưa; ...
Em có thể 2
Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi, tập bơi và tham gia giao thông đường thuỷ.
Phương pháp giải:
Nêu nguyên tắc an toàn chẳng hạn như cách xử lí tình huống hỏng động cơ khi tham gia giao thông đường thủy, cách phòng tránh đuối nước.
Lời giải chi tiết:
Để phòng tránh đuối nước:
+ Nên làm: học bơi và bơi ở những nơi an toàn, có phương tiện cứu hộ và người lớn giám sát; thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ; che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước.
+ Không nên làm: chơi đùa gần, đi bơi ở hồ ao, sông, suối, biển; đi qua, lại gần nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước.
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 26. Thực phẩm an toàn trang 99, 100, 101, 102 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 25. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng trang 93, 94, 95, 96, 97, 98 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 24. Chế độ ăn uống cân bằng trang 88, 89, 90, 91, 92 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 23. Vai trò của chất dinh dưỡng với cơ thể trang 84, 85, 86, 87 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức