Bài 16. Động vật cần gì để sống trang 59, 60, 61, 62, 63 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức>
Hãy kể tên một số con vật mà em biết. Chúng thường ăn những loại thức ăn nào?
Mở đầu
Hãy kể tên một số con vật mà em biết. Chúng thường ăn những loại thức ăn nào?
Phương pháp giải:
Học sinh dựa trên hiểu biết của mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số con vật mà em biết: gà, bò, lợn, chó …
- Thức ăn của gà là: cám, rau, thóc, ngô...
- Thức ăn của bò là: cỏ, rơm, củ …
- Thức ăn của lợn là: cám, bèo …
- Thức ăn của chó là: xương, thịt, cơm…
? mục 1 HĐ1
Quan sát hình 1.
- Các con vật trong hình cần những gì để sống?
- Kể thêm những yếu tố cần thiết khác để động vật sống và phát triển bình thường.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Các con vật trong hình cần thức ăn, nước, khí ô-xi, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp để sống.
- Nhận xét: Động vật cần có thức ăn, nước, khí ô-xi, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp để sống và phát triển bình thường.
? mục 1 HĐ2
Quan sát hình 2, liên hệ thực tế, thảo luận, lấy ví dụ chứng tỏ:
- Động vật cần đầy đủ thức ăn, nước uống để sống và phát triển.
- Động vật cần ánh sáng để quan sát môi trường xung quanh, di chuyển, tìm kiếm thức ăn hay sưởi ấm cơ thể.
- Khi nhiệt độ của môi trường quá thấp, quá cao hoặc thay đổi đột ngột, động vật có thể bị chết nên chúng thường tìm cách trú ẩn.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh gợi ý và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Động vật cần đầy đủ thức ăn, nước uống để sống và phát triển: Trong hình 2a đàn cừu ở điều kiện thiếu thức ăn có bộ lông xác xơ, thân hình gầy yếu hơn so đàn cừu có đầy đủ thức ăn, nước uống ở hình 2b.
- Động vật cần ánh sáng để quan sát môi trường xung quanh, di chuyển, tìm kiếm thức ăn hay sưởi ấm cơ thể: Hổ quan sát bắt con mồi (2c), đàn bò di chuyển để tìm kiếm nước, ...
- Khi nhiệt độ của môi trường quá thấp, quá cao hoặc thay đổi đột ngột, động vật có thể bị chết nên chúng thường tìm cách trú ẩn: Thỏ trốn vào hang tránh nóng (2d); Gấu ngủ đông tránh rét (2e).
? mục 1 CH1
Gia đình bạn Khang có chuyến đi du lịch cần đưa con mèo đi cùng. Hãy giúp bạn Khang chọn được chiếc lồng phù hợp ở hình 3. Giải thích sự lựa chọn đó.
Phương pháp giải:
Học sinh lưu ý điều kiện sống thích hợp cho động vật để chọn lồng phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Em chọn chiếc lồng c bởi lồng c có đầy đủ đồ dùng cho mèo ăn uống, cung cấp đủ không khí. Còn hình a không có đủ đồ cho mèo ăn; hộp ở hình c không thể cung cấp đủ không khí cho mèo.
? mục 1 CH2
Trong đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc có hàng loạt trâu, bò chăn thả bị chết. Theo em vì sao trâu, bò bị chết? Hãy đề xuất một số biện pháp giúp hạn chế trâu, bò chết trong trường hợp này.
Phương pháp giải:
HS căn cứ vào khả năng chống chịu của trâu bò để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Theo em trâu, bò bị chết vì nhiệt độ xuống quá thấp.
- Một số biện pháp giúp hạn chế trâu, bò chết trong trường hợp này:
+ Chuồng trại: Chủ động làm chuồng trại, gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa ... để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.
+ Thức ăn: Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nước uống, khoáng chất… để cung cấp đủ cho trâu, bò trong những ngày giá rét.
? mục 2 HĐ1
Quan sát hình 4, trả lời câu hỏi:
- Các con vật trong hình đang sử dụng những thức ăn nào?
- Thức ăn đó từ thực vật hay động vật?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a - Bò ăn cỏ: thức ăn từ thực vật.
b - Gà ăn rau: thức ăn từ thực vật.
c - Chim ăn cá: thức ăn từ động vật.
d - Hổ ăn thịt: thức ăn từ động vật.
? mục 2 HĐ2
Nêu tên các con vật trong hình 5 và thức ăn của chúng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và phân biệt các loại động vật trên dựa trên nguồn thức ăn của chúng.
Lời giải chi tiết:
a) Động vật ăn động vật:
+ Chim đại bàng ăn thịt.
+ Hổ ăn thịt.
+ Cá sấu ăn thịt.
b) Động vật ăn thực vật:
+ Ngựa ăn cỏ.
+ Cừu ăn cỏ.
+ Thỏ ăn cỏ.
+ Bò ăn cỏ.
c) Động vật ăn cả thực vật và động vật:
+ Gấu đen ăn trái cây, cá, thịt, mật ong, cỏ …
+ Lợn ăn cá, tôm, rau củ…
+ Gà ăn cá, tôm, rau, ngô, thóc …
+ Vịt ăn cá, tôm, rau, ngô, thóc …
? mục 2 CH
Hãy cho biết thức ăn của động vật khác gì so với “thức ăn” của thực vật.
Phương pháp giải:
Dựa trên kiến thức đã học để phân biệt.
Lời giải chi tiết:
Thức ăn của thực vật là nước, chất khoáng.
Thức ăn của động vật là thực vật và động vật (có động vật ăn thực vật, có động vật ăn động vật, có động vật ăn cả thực vật và động vật).
? mục 3 HĐ1
Quan sát hình 6 và cho biết: Trong quá trình sống các con vật cần lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
Phương pháp giải:
Quan sát quy trình trong bức hình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình sống, động vật thường xuyên trao đổi các chất với môi trường: lấy vào thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, nước tiểu, khí các-bô-níc,..
? mục 3 HĐ2
- Vẽ sơ đồ thể hiện sự trao đổi không khí, nước, thức ăn của động vật với môi trường theo gợi ý sau.
- Giới thiệu với bạn về sơ đồ đã vẽ.
Phương pháp giải:
Vẽ sơ đồ theo mẫu trên.
Lời giải chi tiết:
Em có thể
Lấy được ví dụ về các điều kiện sống thích hợp cho động vật sống và phát triển.
Phương pháp giải:
Học sinh lấy ví dụ về môi trường sống, thức ăn, nhiệt độ,..
Lời giải chi tiết:
Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống, nhiệt độ và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 31. Ôn tập chủ đề : Sinh vật và Môi trường trang 120 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 109, 110, 111, 112 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe trang 107 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức