Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12>
Đọc văn bản sau: TỤC NGỮ VIỆT NAM
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau:
TỤC NGỮ VIỆT NAM
(Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)
1. Chớ khinh khó, chớ cậy giàu
2. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
3. Chung lưng đấu cật
4. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
5. Chuột chù đeo đạc
6. Yêu người mới được người yêu
7. Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt
8. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
9. Yêu nhau rào giậu cho kín
10. Gà què ăn quẩn cối xay
Câu 1. Dòng nào nói lên nội dung cơ bản của đa số các câu tục ngữ trên?
A. Về ứng xử
B. Phong phú, đa dạng
C. Về kinh nghiệm dạy con
D. Về tình yêu
Câu 2. Từ “sóng cả” ở câu tục ngữ 2 được hiểu như thế nào?
A. Là khó khăn, thử thách
B. Là vinh hoa, phú quý
C. Là thành tựu to lớn
D. Là chiến thắng hiển hách
Câu 3. Nhận định “Sự yêu ghét thường làm người mất sáng suốt, đối xử thiên vị, không khách quan” phù hợp với câu tục ngữ nào?
A. Yêu người mới được người yêu
B. Yêu con yêu sau lưng giận con trước mặt
C. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
D. Yêu nhau tào giậu cho kín
Câu 4. Câu “Chuột chù đeo hạc” được hiểu như thế nào?
A. Biết cách sử dụng phụ kiện
B. Đua đòi, đài các rởm, không tự biết phận mình
C. Hay đánh du
D. Không biết gì mà cũng dùng
Câu 5. Trong câu tục ngữ “Yêu nhau rào giậu cho kín”, “rào giậu cho kín” được hiểu thế nào? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
A. Phân minh, rạch tòi, quan hệ mới được lâu bền
B. Có lúc cần ngăn cách, tình cảm cần được thử thách
C. Phân minh, rạch ròi, mình mới không bị người ta lấn lướt
D. Giữ khoảng cách, quan hệ mới không bị nhạt dần
Câu 6. Đâu là những nhận xét thực tiễn, chưa nêu thành kinh nghiệm, phán đoán, bản thân nó chưa mang tính suy luận?
A. Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt
B. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
C. Yêu nhau rào giậu cho kín
D. Gà què ăn quẩn cối xay
Câu 7. “Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt” đúc kết kinh nghiệm gì?
A. Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ
B. Kinh nghiệm bày tỏ tình cảm
C. Kinh nghiệm ứng xử
D. Kinh nghiệm chơi đùa với trẻ em
Câu 8. Câu tục ngữ nào cho ta biết tình cảm có khả năng chi phối cách nhìn nhận đánh giá con người?
A. Yêu người mới được người yêu
B. Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt
C. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
D. Yêu nhau rào giậu cho kín
Câu 9. (1.0 điểm) Tìm hai câu tục ngữ khuyên ta nên có ý chí trong cuộc sống?
Câu 10. (1.0 điểm) Người Mỹ có câu tục ngữ: “Love me, love my dog” (khi yêu ai thì yêu luôn cả chó của người ấy), em hãy tìm 2 câu tục ngữ/ ca dao của Việt Nam có nghĩa tương đương, từ đó nhận xét về điểm chung đó.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về lối sống được gợi ra từ câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”.
Đáp án
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
B |
A |
C |
B |
A |
D |
A |
C |
Câu 1 (0.5 điểm)
Dòng nào nói lên nội dung cơ bản của đa số các câu tục ngữ trên? A. Về ứng xử B. Phong phú, đa dạng C. Về kinh nghiệm dạy con D. Về tình yêu |
Phương pháp:
Đọc kĩ các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Phong phú, đa dạng
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
Từ “sóng cả” ở câu tục ngữ 2 được hiểu như thế nào? A. Là khó khăn, thử thách B. Là vinh hoa, phú quý C. Là thành tựu to lớn D. Là chiến thắng hiển hách |
Phương pháp:
Xác định nghĩa hàm ý của từ “sóng cả”
Lời giải chi tiết:
Là khó khăn, thử thách
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
Nhận định “Sự yêu ghét thường làm người mất sáng suốt, đối xử thiên vị, không khách quan” phù hợp với câu tục ngữ nào? A. Yêu người mới được người yêu B. Yêu con yêu sau lưng giận con trước mặt C. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo D. Yêu nhau tào giậu cho kín |
Phương pháp:
Xác định nội dung của câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu “Chuột chù đeo hạc” được hiểu như thế nào? A. Biết cách sử dụng phụ kiện B. Đua đòi, đài các rởm, không tự biết phận mình C. Hay đánh du D. Không biết gì mà cũng dùng |
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Đua đòi, đài các rởm, không tự biết phận mình
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.5 điểm)
Trong câu tục ngữ “Yêu nhau rào giậu cho kín”, “rào giậu cho kín” được hiểu thế nào? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? A. Phân minh, rạch tòi, quan hệ mới được lâu bền B. Có lúc cần ngăn cách, tình cảm cần được thử thách C. Phân minh, rạch ròi, mình mới không bị người ta lấn lướt D. Giữ khoảng cách, quan hệ mới không bị nhạt dần |
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Phân minh, rạch tòi, quan hệ mới được lâu bền
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm)
Đâu là những nhận xét thực tiễn, chưa nêu thành kinh nghiệm, phán đoán, bản thân nó chưa mang tính suy luận? A. Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt B. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo C. Yêu nhau rào giậu cho kín D. Gà què ăn quẩn cối xay |
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Gà què ăn quẩn cối xay
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm)
“Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt” đúc kết kinh nghiệm gì? A. Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ B. Kinh nghiệm bày tỏ tình cảm C. Kinh nghiệm ứng xử D. Kinh nghiệm chơi đùa với trẻ em |
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Câu tục ngữ nào cho ta biết tình cảm có khả năng chi phối cách nhìn nhận đánh giá con người? A. Yêu người mới được người yêu B. Yêu con yêu sau lưng, giận con giận trước mặt C. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo D. Yêu nhau rào giậu cho kín |
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo
=> Đáp án: C
Câu 9 (1.0 điểm)
Tìm hai câu tục ngữ khuyên ta nên có ý chí trong cuộc sống? |
Phương pháp:
Xác định vấn đề để tìm câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Hai câu tục ngữ khuyên ta nên có ý chí trong cuộc sống:
- Thua keo này, ta bày keo khác
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 10 (1.0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về lối sống được gợi ra từ câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”. |
Phương pháp:
Xác định vấn đề để tìm câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
- Hai câu tục ngữ/ ca dao:
+ Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng
+ Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
- Nhận xét: cả 2 dân tộc đều có điểm chung về nét văn hóa ứng xử: tình cảm chi phối cách nhìn nhận, đánh giá con người. sự yêu ghét thường làm người ta mất sáng suốt, đối xử thiên vị không khách quan
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về lối sống được gợi ra từ câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”. |
Phương pháp:
Xác định vấn đề được đặt ra từ câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề” ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ di trước, lội nước theo sau”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
a. Nghĩa đen
- Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.
- Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông.
b. Nghĩa bóng
- Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.
- Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.
- Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.
- Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.
2. Bình luận vấn đề nghị luận
- Là quan điểm của những kẻ lợi dụng cơ hội, ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình
- Chỉ biết dành lợi về cho bản thân mình, không suy nghĩ đến sự khó khăn của người khác.
- Lối sống đi ngược đạo lí dân tộc
- Lên án những kẻ sống lợi dụng, ích kĩ,…
3. Nêu ra phương châm sống hợp lí
- Sống làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác: mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Luôn có tư tưởng cống hiến cho gia đình, xã hội.
- Biết gắn lợi ích của bản thân với lợi ích xã hội
- Bỏ thói lợi dụng, ích kỉ
- Nêu lợi ích của việc sống yêu thương, quan tâm người khác.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Câu tục ngữ “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Đó là một tư tưởng, trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa. Chính vì thế ta hãy sống có ích và yêu thương mọi người, không vì lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến người khác.
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay