Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1

Tải về

Trong văn bản Bầy chim chìa vôi, Mên hay Mon là nhân vật chính?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Trong văn bản Bầy chim chìa vôi, Mên hay Mon là nhân vật chính?

A. Mên

B. Mon

C. Cả hai là nhân vật chính

D. Không có nhân vật chính

Câu 2: Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về nội dung gì?

A. Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm

B. Viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

C. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu

D. Một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích Đi lấy mật là?

A. Kể lại việc lần đầu An gặp tía nuôi

B. Kể lại việc An gặp Võ Tòng

C. Kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh

D. Kể lại cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

Câu 4: Nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật là một cậu bé như thế nào?

A. Nghịch ngợm, phá phách, thích trêu chọc Cò

B. Nghịch ngợm, ham học hỏi, thích khám phá

C. Ngoan ngoãn, nhút nhát, hay sợ sệt

D. Nhút nhát, thích khám phá

Câu 5: Trạng ngữ là gì?

A. Là phương thức biểu đạt của câu

B. Là biện pháp tu từ trong câu

C. Là thành phần phụ của câu

D. Là thành phần chính của câu

Câu 6: Từ láy là gì?

A. Là những từ có sự đối xứng âm với nhau

B. Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

C. Là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?

A. Hối hả

B. Mệt mỏi

C. Phấn khích

D. Thong dong

Câu 8: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác gì?

A. Chứng minh

B. Phân tích

C. So sánh

D. Tóm tắt

Câu 9: Khi viết văn bản tóm tắt, cần tuân thủ các bước nào?

A. Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

B. Dùng lời văn của bản thân kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

C. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Mục đích của tóm tắt một văn bản là gì?

A. Kể lại cốt truyện bằng lời của nhân vật

B. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản

C. Sao chép lại văn bản

D. Chỉnh sửa lại văn bản gốc

Phần II: Viết

Câu 1: Trong văn bản Ngàn sao làm việc, theo cách nhìn của nhân vật “tôi”, những vì sao đêm có điều gì thú vị? Cách nhìn đó giúp em hình dung ra sao về nhân vật “tôi”?

Câu 2:

Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng.

Đáp án

Phần I:

Câu 1: Trong văn bản Bầy chim chìa vôi, Mên hay Mon là nhân vật chính?

A. Mên

B. Mon

C. Cả hai là nhân vật chính

D. Không có nhân vật chính

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các nhân vật được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Bầy chim chìa vôi, cả Mên và Mon đều là nhân vật chính

=> Đáp án: C

Câu 2: Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về nội dung gì?

A. Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm

B. Viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

C. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu

D. Một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm

=> Đáp án: A

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích Đi lấy mật là?

A. Kể lại việc lần đầu An gặp tía nuôi

B. Kể lại việc An gặp Võ Tòng

C. Kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh

D. Kể lại cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của đoạn trích Đi lấy mật kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh

=> Đáp án: C

Câu 4: Nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật là một cậu bé như thế nào?

A. Nghịch ngợm, phá phách, thích trêu chọc Cò

B. Nghịch ngợm, ham học hỏi, thích khám phá

C. Ngoan ngoãn, nhút nhát, hay sợ sệt

D. Nhút nhát, thích khám phá

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung đoạn trích, chú ý nhân vật An

Lời giải chi tiết:

Nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật là một cậu bé nghịch ngợm, ham học hỏi, thích khám phá

=> Đáp án: B

Câu 5: Trạng ngữ là gì?

A. Là phương thức biểu đạt của câu

B. Là biện pháp tu từ trong câu

C. Là thành phần phụ của câu

D. Là thành phần chính của câu

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm của trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu

=> Đáp án: C

Câu 6: Từ láy là gì?

A. Là những từ có sự đối xứng âm với nhau

B. Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

C. Là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

D. Cả 3 đáp án trên

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm từ láy

Lời giải chi tiết:

Từ láy là những từ có tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp có tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

=> Đáp án: B

Câu 7: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?

A. Hối hả

B. Mệt mỏi

C. Phấn khích

D. Thong dong

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ làm tâm trạng thong dong, thủng thỉnh của chú bé chăn trâu được thể hiện qua các từ “bỗng chốc”, “đủng đỉnh”, “giữa ngàn sao”

=> Đáp án: D

Câu 8: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác gì?

A. Chứng minh

B. Phân tích

C. So sánh

D. Tóm tắt

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

Lời giải chi tiết:

Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản

=> Đáp án: D

Câu 9: Khi viết văn bản tóm tắt, cần tuân thủ các bước nào?

A. Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

B. Dùng lời văn của bản thân kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

C. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức đã học khi tóm tắt một văn bản

Lời giải chi tiết:

Khi viết văn bản tóm tắt, cần tuân thủ các bước:

- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

- Dùng lời văn của bản thân kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

- Đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

=> Đáp án: D

Câu 10: Mục đích của tóm tắt một văn bản là gì?

A. Kể lại cốt truyện bằng lời của nhân vật

B. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản

C. Sao chép lại văn bản

D. Chỉnh sửa lại văn bản gốc

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức đã học khi tóm tắt một văn bản

Lời giải chi tiết:

Mục đích viết: Trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản để lưu giữ làm tài liệu hoặc chia sẻ với người đọc

=> Đáp án: B

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Trong văn bản Ngàn sao làm việc, theo cách nhìn của nhân vật “tôi”, những vì sao đêm có điều gì thú vị? Cách nhìn đó giúp em hình dung ra sao về nhân vật “tôi”?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ và nêu suy nghĩ

Lời giải chi tiết:

Theo cách nhìn của nhân vật “tôi”, những vì sao đêm đều tỏa sáng và như những con người đang cần mẫn làm việc. Thú vị hơn nữa là những công việc ấy không khác gì những công việc hằng ngày của người nông dân dưới mặt đất: sao Thần Nông tỏa “chiếc vó” để đón tôm cua bơi lội chính là nhữn “sao dọc ngang”, ngôi sao như chiếc nơm bắt cá, sao Hôm thì “như đuốc đèn soi cá”, nhóm Đại Hùng tinh “buông gàu bên sông Ngân/ suốt đêm lo tát nước”,… Có cảm giác như bầu trời về đêm giống như khung cảnh lao động của người nông dân vậy.

Câu 2 (5 điểm):

Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng.

Phương pháp giải:

Nhớ lại một truyện ngắn mà em yêu thích và tóm tắt lại. Khi tóm tắt, em cần:

- Đọc kĩ văn bản gốc cần tóm tắt

- Đảm bảo nội dung chính của văn bản

- Ghi lại các ý chính theo hệ thống

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo: Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao

       Truyện viết về Lão Hạc – một lão nông dân nghèo, hiền lành, chất phác nhưng lão có hoàn cảnh gia đình vô cùng bất hạnh: Vợ lão mất từ sớm, có một cậu con trai nhưng vì quá nghèo không thể nào lấy được vợ cho con trai khiến anh ta phẫn chí rời bỏ quê hương để đến làm phu cho đồn điền cao su kiếm tiền. Lão thương con trai mình luôn trăn trở suy nghĩ tương lai cho đứa con của mình. Lão cố gắng chăm sóc mảnh vườn mà vợ chồng lão đã mất bao nhiêu công sức để mua về nhằm để lại cho con trai. Nhưng tuổi già, sức yếu lại vừa có trận bão đi lão mất trắng, mà giờ lão cũng không đủ khoẻ để tranh việc với người trận bão đi qua khiến mảnh vườn khác nữa. Sống với lão còn có một con chó tên là Vàng do con trai lão đã để lại. Chính vì vậy mà lão coi nó vừa là đứa con, vừa là người bạn tri kỉ, người thân trong gia đình. Tuy vậy, lão cũng phải cắn răng bán con chó đi vì gia cảnh nghèo khó quá không thể nào nuôi nổi nó. Sau khi bán cậu Vàng, bản thân lão đã rất dằn vặt như mang một tội lớn là nỡ tâm đi lừa một con chó. Lão khóc và tâm sự với ông giáo – người hàng xóm, người bạn của lão. Cũng kể từ đó lão sống khép kín hơn, chỉ lủi thủi một mình. Và một hôm, lão quyết định giải thoát mình khỏi những tháng ngày cùng cực đau khổ, lão tìm đến cái chết sau khi đã trao gửi hết tài sản và nhờ vả chuyện ma chay với ông giáo. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo. Cái chết của lão khiến người đọc cảm thấy xót xa, xúc động vô cùng.


Bình chọn:
4.4 trên 15 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí