Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11>
Đọc văn bản sau: LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau:
LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA
Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.
Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.
Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...
Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.
Câu 1: Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.” sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp, phép nối
B. Phép thế, phép lặp
C. Phép thế, phép nối
D. Phép nối, phép đồng nghĩa.
Câu 2: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ;
D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Câu 3: Bài viết trên mang đặc trưng của kiểu văn bản:
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là:
A. Văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
B. Văn bản kể lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
C. Văn bản tái hiện lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
D. Văn bản đưa ra ý kiến về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
Câu 5: Văn bản trên được triển khai theo trình tự nào?
A. Theo trình tự thời gian
B. Theo tùy hứng
C. Theo trình tự ngược thời gian
D. Kết hợp ngược trình tự.
Câu 6: Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên?
A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa của lễ hội
B. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội
D. Thời gian, nguồn gốc, địa điểm, cách thức tổ chức
Câu 7: Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn “Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.” của văn bản trên là gì?
A. Tôn sư trọng đạo
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Tương thân tương ái
D. Lá lành đùm lá rách
Câu 8: Theo em câu ca dao nào sau đây phù hợp với nội dung mà văn bản đề cập?
A. Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
B. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
C. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 9. (1.0 điểm) Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 10. (1.0 điểm) Em hãy kể ra hai việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
Đáp án
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
A |
A |
D |
A |
A |
B |
B |
A |
Câu 1 (0.5 điểm)
Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp, phép nối B. Phép thế, phép lặp C. Phép thế, phép nối D. Phép nối, phép đồng nghĩa. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các phép liên kết
Lời giải chi tiết:
Phép lặp, phép nối
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)
Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ; D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dấu chấm lửng
Lời giải chi tiết:
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
Bài viết trên mang đặc trưng của kiểu văn bản: A. Văn bản tự sự B. Văn bản biểu cảm C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin. |
Phương pháp:
Chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản thông tin
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Nội dung chính của văn bản trên là: A. Văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na B. Văn bản kể lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na C. Văn bản tái hiện lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na D. Văn bản đưa ra ý kiến về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Văn bản trên được triển khai theo trình tự nào? A. Theo trình tự thời gian B. Theo tùy hứng C. Theo trình tự ngược thời gian D. Kết hợp ngược trình tự. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Theo trình tự thời gian
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm)
Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên? A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa của lễ hội B. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội D. Thời gian, nguồn gốc, địa điểm, cách thức tổ chức |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn “Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.” của văn bản trên là gì? A. Tôn sư trọng đạo B. Uống nước nhớ nguồn C. Tương thân tương ái D. Lá lành đùm lá rách |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Uống nước nhớ nguồn
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.5 điểm)
Theo em câu ca dao nào sau đây phù hợp với nội dung mà văn bản đề cập? A. Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang B. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. |
Phương pháp:
Đọc kĩ các câu ca dao và lựa chọn câu có nội dung phù hợp
Lời giải chi tiết:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
=> Đáp án: A
Câu 9 (1.0 điểm)
Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân? |
Phương pháp:
Từ nội dung văn bản rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to lớn.
- Chúng ta phải biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đó là biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn; là nét đẹp trong văn hóa ứng xứ của người Việt.
- Nếu thiếu đi đạo lí đó, con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, xã hội
Câu 10 (1.0 điểm)
Em hãy kể ra hai việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Chúng ta tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ.
- Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? |
Phương pháp:
Nêu quan điểm của bản thân bằng một bài văn
Lời giải chi tiết:
* Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống. Sống trải nghiệm rất cần thiết với giới trẻ.
* Thân bài:
- Sống trải nghiệm là biểu hiện của việc làm, hành động, … tự mình trải qua hoặc cùng với người thân, bạn bè như tham dự sinh nhật, đi dã ngoại, về quê, ...
- Bày tỏ ý kiến về sống trải nghiệm là cần thiết cho mọi người, nhất là giới trẻ vì:
+ Trải nghiệm giúp chúng ta có thêm hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, …
+ Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...
(Lấy dẫn chứng để chứng minh).
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, …
- Đưa ra lời khuyên cho giới trẻ: cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình...
- Liên hệ bản thân: nhận thức được vai trò, sự cần thiết của sống trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để trưởng thành, sống đẹp hơn.
* Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người, nhất là giới trẻ.
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay