Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 7


Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

TỤC NGỮ VIỆT NAM

(Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)

1. Lời nói gói vàng

2. Nói có sách mách có chứng

3. Nói bóng nói gió

4. Nói hay không tày làm tốt

5. Nói hươu nói vượn

6. Nói ngọt lọt đến xương

7. Lời nói không cánh mà bay

8. Lợi bất cập hại

9. Nói mất mặn, mất nhạt

10. Nói như đấm vào tai

Câu hỏi

Câu 1. Dòng nào nói nội dung cơ bản của đa số các câu tục ngữ trên?

A. Về nghệ thuật thuyết trình.

B. Về ứng xử.

C. Về lời ăn tiếng nói.

D. Về nghệ thuật giao tiếp.

Câu 2. Xác định một câu tục ngữ không cùng nội dung với 9 câu trong toàn văn

bản trên?

A. Lời nói không cánh mà bay.

B. Lợi bất cập hại.

C. Nói mất mặn, mất nhạt.

D. Nói như đấm vào tai.

Câu 3. Nhận định “Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá phù hợp với câu tục ngữ nào sau đây?

A. Lời nói, gói vàng.

B. Nói có sách mách có chứng.

C. Nói bóng, nói gió.

D. Nói hay không tày làm tốt.

Câu 4. Câu tục ngữ “Nói có sách mách có chứng” được hiểu như thế nào?

A. Không nói lan man.

B. Nói đúng trọng tâm vấn đề.

C. Nói có căn cứ xác thực, chứng cứ rõ ràng, đảm bảo chắc chắn là đúng

D. Chứng cứ là điều quan trọng trong lời nói.

Câu 5. “Nói bóng, nói gió” là nói xa xôi cho người ta hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc nên vận dụng trong hoàn cảnh nào cho hợp lí?

A. Cần nói thẳng sự thật.

B. Cần tế nhị.

C. Cần hài hước.

D. Cần khơi mào tranh luận.

Câu 6. Trong câu tục ngữ “Nói hay không tày làm tốt”, “tày” được hiểu thế nào? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?

A. Không có nghĩa, chỉ để cho vần. Khuyên nên làm tốt hơn là nói hay.

B. Không có nghĩa, chỉ để liên kết. Khuyên nên nói hay.

C. Có nghĩa là “bằng”. Khuyên nên chú trọng vào việc làm.

D. Có nghĩa là “bằng”. Khuyên nên làm tốt hơn là nói hay.

Câu 7. Xác định cặp câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau.

A. Nói ngọt lọt đến xương/ Nói như đấm vào tai.

B. Nói ngọt lọt đến xương/ Lời nói, gói vàng.

C. Nói bóng, nói gió/ Lời nói không cánh mà bay.

D. Nói như đấm vào tai/ Nói mất mặn, mất nhạt.

Câu 8. Dòng nào nói lên nghệ thuật của câu tục ngữ “Nói ngọt lọt đến xương”?

A. Gieo vần liền, phép tu từ hoán dụ.

B. Gieo vần liền, phép tu từ ẩn dụ.

C. Gieo vần cách, phép tu từ ẩn dụ.

D. Gieo vần liền, phép tu từ  nhân hóa.

Câu 9. Điền thông tin bảng để tổng hợp các lời khuyên em nhận được từ 10 câu tục ngữ trên. Theo em, câu tục ngữ nào, lời khuyên nào cần thiết cho thời đại 4.0, khi con người không thể kiểm soát được thông tin trên mạng, khi con người phải chịu trách nhiệm với thông tin của mình phát ra? (1đ)

Câu tục ngữ

Lời khuyên

1. Lời nói gói vàng (Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá)

 

2. Nói có sách mách có chứng (Nói có căn cứ xác thực, chứng cứ rõ ràng, đảm bảo chắc chắn là đúng)

 

3. Nói bóng, nói gió ( Nói xa xôi cho người ta tự hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc)

 

4. Nói hay không tày làm tốt (Nên làm tốt hơn là nói hay)

 

5. Nói hươu, nói vượn (Nói khoác lác, không thực, không thực tế)

 

6. Nói ngọt lọt đến xương (Ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, người nghe dễ thấm)

 

7. Lời nói không cánh mà bay ( Lời đồn đại lan rất nhanh, khó bưng bít được dư luận)

 

8. Lợi bất cập hại (Lợi không bằng hại, lợi ích, hại nhiều, lợi không bù được thiệt hại)

 

9. Nói mất mặn, mất nhạt (Lời nói thẳng thừng bốp chát, mất cả tình nghĩa)

 

10. Nói như đấm vào vai (Nói cục cằn thô lỗ, người nghe khó chấp nhận)

 

Câu tục ngữ, lời khuyên cần thiết cho thời đại 4.0?

 

Câu 10. Em đã từng vi phạm lời khuyên nào về lời ăn tiếng nói trong những câu tục ngữ ở trên chưa? Câu tục ngữ nào là khuyên hữu ích nhất đối với em? Hãy chia sẻ về giá trị thực tiễn của câu tục ngữ đó (trả lời từ 4-6 dòng) (1đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Quan sát 2 bức họa sau và trả lời câu hỏi kế tiếp:

 

 

a. Bức họa 2 gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong phần đọc hiểu? Vì sao em có sự liên tưởng đó? (0,5đ)

b. Đặt tên cho bức họa số 1. Bức họa đó cho thấy chúng ta cần có kĩ năng gì trong hoạt động thảo luận, tương tác ở giờ học lên lớp? (0,5đ)

c. Suy nghĩ của em về tính năng cần có của mỗi cá nhân trong hoạt động thảo luận, tương tác ở giờ học trên lớp (trả lời bằng bài văn dài từ 1-1,5 trang vở/ giấy thi) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

A

C

B

D

A

B

 

Câu 1. Dòng nào nói nội dung cơ bản của đa số các câu tục ngữ trên?

A. Về nghệ thuật thuyết trình.

B. Về ứng xử.

C. Về lời ăn tiếng nói.

D. Về nghệ thuật giao tiếp.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu tục ngữ trên

Rút ra nội dung cơ bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung cơ bản của đa số các câu tục ngữ trên: Về lời ăn tiếng nói

→ Đáp án C

Câu 2. Xác định một câu tục ngữ không cùng nội dung với 9 câu trong toàn văn bản trên?

A. Lời nói không cánh mà bay.

B. Lợi bất cập hại.

C. Nói mất mặn, mất nhạt.

D. Nói như đấm vào tai.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu tục ngữ

Rút ra nội dung từng câu và sử dụng phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ không cùng nội dung với 9 câu trong toàn văn bản trên: Lợi bất cập hại (Điều lợi cho mình không bù dược điều hại mà mình phải chịu)

→ Đáp án B

Câu 3. Nhận định “Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá” phù hợp với câu tục ngữ nào sau đây?

A. Lời nói, gói vàng.

B. Nói có sách mách có chứng.

C. Nói bóng, nói gió.

D. Nói hay không tày làm tốt.

Phương pháp giải

Đọc kĩ nhận định

Đối chiếu với các câu tục ngữ ở trên

Lời giải chi tiết

Nhận định “Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá” phù hợp với câu tục ngữ: Lời nói, gói vàng

→ Đáp án A

Câu 4. Câu tục ngữ “Nói có sách mách có chứng” được hiểu như thế nào?

A. Không nói lan man.

B. Nói đúng trọng tâm vấn đề.

C. Nói có căn cứ xác thực, chứng cứ rõ ràng, đảm bảo chắc chắn là đúng

D. Chứng cứ là điều quan trọng trong lời nói.

Phương pháp giải

Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ

Chú ý phân tích 2 từ “nói-sách” và “mách- chứng”

Lời giải chi tiết

Nói có sách mách có chứng: Nói có căn cứ xác thực, chứng cứ rõ ràng, đảm bảo chắc chắn là đúng

→ Đáp án C

Câu 5. “Nói bóng, nói gió” là nói xa xôi cho người ta hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc nên vận dụng trong hoàn cảnh nào cho hợp lí?

A. Cần nói thẳng sự thật.

B. Cần tế nhị.

C. Cần hài hước.

D. Cần khơi mào tranh luận.

Phương pháp giải

Đọc kĩ ý nghĩa của câu tục ngữ và suy ra hoàn cảnh vận dụng

Lời giải chi tiết

“Nói bóng, nói gió” là nói xa xôi cho người ta hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc nên vận dụng trong hoàn cảnh cần tế nhị, lịch sự

→ Đáp án B

Câu 6. Trong câu tục ngữ “Nói hay không tày làm tốt”, “tày” được hiểu thế nào? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?

A. Không có nghĩa, chỉ để cho vần. Khuyên nên làm tốt hơn là nói hay.

B. Không có nghĩa, chỉ để liên kết. Khuyên nên nói hay.

C. Có nghĩa là “bằng”. Khuyên nên chú trọng vào việc làm.

D. Có nghĩa là “bằng”. Khuyên nên làm tốt hơn là nói hay.

Phương pháp giải

Tìm hiểu, phân tích nghĩa của từ “tày”

Áp dụng vào trường hợp cụ thể câu tục ngữ

Lời giải chi tiết

Trong câu tục ngữ “Nói hay không tày làm tốt”, “tày” được hiểu: Có nghĩa là “bằng”. Khuyên nên làm tốt hơn là nói hay

→ Đáp án D

Câu 7. Xác định cặp câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau.

A. Nói ngọt lọt đến xương/ Nói như đấm vào tai.

B. Nói ngọt lọt đến xương/ Lời nói, gói vàng.

C. Nói bóng, nói gió/ Lời nói không cánh mà bay.

D. Nói như đấm vào tai/ Nói mất mặn, mất nhạt.

Phương pháp giải

Đọc kĩ các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết

Cặp câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau: Nói ngọt lọt đến xương/ Nói như đấm vào tai

→ Đáp án A

Câu 8. Dòng nào nói lên nghệ thuật của câu tục ngữ “Nói ngọt lọt đến xương”?

A. Gieo vần liền, phép tu từ hoán dụ.

B. Gieo vần liền, phép tu từ ẩn dụ.

C. Gieo vần cách, phép tu từ ẩn dụ.

D. Gieo vần liền, phép tu từ  nhân hóa.

Phương pháp giải

Nhớ lại kiến thức về nghệ thuật về thể loại

Lời giải chi tiết

Nghệ thuật của câu tục ngữ “Nói ngọt lọt đến xương”: Gieo vần liền (ngọt, lọt), phép tu từ ẩn dụ

→ Đáp án B

Câu 9. Điền thông tin bảng để tổng hợp các lời khuyên em nhận được từ 10 câu tục ngữ trên. Theo em, câu tục ngữ nào, lời khuyên nào cần thiết cho thời đại 4.0, khi con người không thể kiểm soát được thông tin trên mạng, khi con người phải chịu trách nhiệm với thông tin của mình phát ra?

Phương pháp giải

Dựa vào phần phân tích ở trên và sự tìm hiểu của bản thân

Lời giải chi tiết

Câu tục ngữ

Lời khuyên

1. Lời nói gói vàng (Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá)

Hãy thận trọng với lời nói của mình

2. Nói có sách mách có chứng (Nói có căn cứ xác thực, chứng cứ rõ ràng, đảm bảo chắc chắn là đúng)

Nhận xét, nhận định gì cũng cần phải có căn cứ xác đáng (tránh thông tin thiếu kiểm chứng)

3. Nói bóng, nói gió ( Nói xa xôi cho người ta tự hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc)

- Trong giao tiếp, đôi khi cần tế nhị, tránh quá thô (không thể nói thẳng vào sự việc)

- Có khi cần nói rõ sự việc vì “Nói bóng nói gió” gây khó hiểu, hiểu sai khiến người nghe khó chịu, mất thời gian

4. Nói hay không tày làm tốt (Nên làm tốt hơn là nói hay)

Không nên nói nhiều, hãy chú trọng vào việc làm của mình

5. Nói hươu, nói vượn (Nói khoác lác, không thực, không thực tế)

Không nên ba hoa, khoác lác (tránh bị gọi là kẻ hay nổ)

6. Nói ngọt lọt đến xương (Ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, người nghe dễ thấm)

Khi góp ý, nói điều gì hãy luôn nhớ: lời dịu dàng, ngọt ngào, từ ngữ nhẹ nhàng người nghe dễ tiếp thu hơn

7. Lời nói không cánh mà bay ( Lời đồn đại lan rất nhanh, khó bưng bít được dư luận)

Thận trọng khi nói năng, nhất là những thông tin ảnh hưởng tới người khác

8. Lợi bất cập hại (Lợi không bằng hại, lợi ích, hại nhiều, lợi không bù được thiệt hại)

Đừng vì cái được mà quên tính đến cái mất

9. Nói mất mặn, mất nhạt (Lời nói thẳng thừng bốp chát, mất cả tình nghĩa)

Không nên nói quá thẳng, nói lời cay nghiệt

10. Nói như đấm vào vai (Nói cục cằn thô lỗ, người nghe khó chấp nhận)

Không nên nói lời thô lỗ, hãy quan tâm tới thái độ người nghe

Câu tục ngữ, lời khuyên cần thiết cho thời đại 4.0?

- Lời nói, gói vàng

- Nói có sách mách có chứng

- Lời nói không cánh mà bay

 

Câu 10. Em đã từng vi phạm lời khuyên nào về lời ăn tiếng nói trong những câu tục ngữ ở trên chưa? Câu tục ngữ nào là khuyên hữu ích nhất đối với em? Hãy chia sẻ về giá trị thực tiễn của câu tục ngữ đó (trả lời từ 4-6 dòng)

Phương pháp giải

Dựa vào quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết

- HS điểm lại thói quen ăn nói của bản thân để xác định (đã vi phạm lời khuyên nào)

- Xác định lời khuyên logic với lỗi đã vi phạm (hoặc nhược điểm trong lời ăn tiếng nói của cá nhân)

- Chia sẻ về giá trị thực tiễn của câu tục ngữ: nói rõ ý nghĩa, lời khuyên từ câu tục ngữ, hoàn cảnh vận dụng chúng

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

a. Bức ảnh 2 gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong phần đọc hiểu? Vì sao em có sự liên tưởng đó? (0,5đ)

b. Đặt tên cho bức họa số 1. Bức họa đó cho thấy chúng ta cần có kĩ năng gì trong hoạt động thảo luận, tương tác ở giờ học lên lớp? (0,5đ)

c. Suy nghĩ của em về tính năng cần có của mỗi cá nhân trong hoạt động thảo luận, tương tác ở giờ học trên lớp (trả lời bằng bài văn dài từ 1-1,5 trang vở/ giấy thi) (3đ)

Phương pháp giải:

a. Quan sát kĩ bức ảnh 2

Đưa ra lý giải hợp lý

b. Quan sát kĩ bức ảnh số 1

c. Dựa vào kiến thức, kĩ năng đã được học và quan điểm cá nhân

Lời giải chi tiết:

a. Bức ảnh 2 gợi liên tưởng đến câu tục ngữ:

- HS tham khảo gợi ý: Bức họa 2 gợi câu tục ngữ “Nói hươu nói vượn”

- Lí giải: căn cứ vào những bức hình uốn lượn đầy màu sắc phát ra từ miệng,,,

b. Đặt tên cho bức họa số 1:

- Lắng nghe và đối thoại

- Cần biết lắng nghe để đối thoại trong cuộc thảo luận, tương tác ở giờ học trên lớp

c. Suy nghĩ của em về kĩ năng học tập của mỗi cá nhân trên lớp

Suy nghĩ của em về kĩ năng học tập của mỗi cá nhân

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Nêu vấn đề bàn luận

- Khái quát về vai trò của kĩ năng lắng nghe, đối thoại trong thảo luận…

Thân bài

2,0

*Mô tả/ nêu tóm tắt kĩ năng lắng nghe, đối thoại và vai trò của chúng trong học tập

- Biểu hiện của người có kĩ năng lắng nghe, đối thoại và tác dụng của chúng trong thảo luận…

- Đối chiếu hiệu quả giờ thảo luận khi các thành viên có/ không có kĩ năng lắng nghe, đối thoại…

Kết bài

0,25

- Khẳng định sự cần thiết của kĩ năng lắng nghe, đối thoại trong thảo luận…

- Nhận thức và hành động của cá nhân…

Yêu cầu khác

0,25

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (tách các luận điểm/ý kiến)

- Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (đồng tình/phản bác)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến

 

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí